Đau họng: Chanh và mật ong
Ảnh minh họa
Theo nghiên cứu gần đây cho thấy một thìa mật ong được dùng để giảm ho cho trẻ em thậm chí còn tốt hơn so với các loại thuốc ho thông thường. Khi thấy con có triệu chứng đau, rát họng kèm theo ho mẹ hãy nhờ đến sự hỗ trợ của chanh và mật ong nhé.
Cách làm: Trộn một muỗng canh mật ong với một muỗng canh nước cốt chanh, cho vào lò vi sóng khoảng 20 giây. Khi hỗn hợp này ấm (ấm chứ không nóng) rồi cho bé uống từ từ.
Lưu ý: Để an toàn, với những bé dưới 1 tuổi mẹ không nên dùng mật ong.
Đau bụng: Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng làm giảm cơn co thắt ruột, không gây biến chứng rối loạn vì hoa cúc có tính kháng viêm, an thần làm giảm đi cảm giác khó chịu ở bụng.
Cách pha: Cho túi trà vào nước sôi 4 đến 5 phút, chờ tới khi trà nguội thì cho bé uống. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé uống khoảng 30ml nước trà hoa cúc, đồng thời cho bé uống thêm sữa và nước nữa nhé.
Côn trùng đốt: Dùng bột nở
Bột nở là một nguyên liệu không thể thiếu khi làm bánh. Nhưng ít ai biết được rằng bột nở có tác dụng làm dịu vết côn trùng cắn rất hiệu quả. Vì tính kiềm trong bột nở, giúp trung hòa axit ở chỗ có vết côn trùng đốt giúp trẻ nhanh hết ngứa và dịu cơn đau.Mẹ có thể trộn đều một thìa cà phê bột nở với một ít nước, tạo thành hỗn hợp sánh đặc rồi bôi lên vết côn trùng cắn và để khô.
Chảy máu cam: Dùng ớt cayenne
Ảnh minh họa
Ớt bột cayenne là một loại gia vị có tác dụng cầm máu, được sử dụng làm nguyên liệu trong các bài thuốc chữa bệnh. Khi trẻ bị chảy máu cam, hãy giữ đầu thẳng và dùng tay bịt lỗ mũi của bé trong vài phút. Sau đó, rắc một nhúm ớt bột cayenne lên tăm bông làm ẩm và nhét vào trong lỗ mũi đang chảy máu. Bạn yên tâm, nó không hề làm bé đau hay rát như chúng ta nghĩ, mà có tác dụng cầm máu rất nhanh.
Mụn cóc: Dùng băng keo vải
Băng keo vải màu xám có tác dụng rất tốt trong việc ức chế sự tăng trưởng của mụn cóc. Đặt một miếng nhỏ lên vùng da bị mụn cóc, nhưng không quá chặt để tránh làm bé đau. Thay đổi băng dán khi thấy băng hết độ dính và chỉ cần khoảng 1 tháng sau sẽ “đánh bay” hết mụn cóc trên da bé.
Đau bụng hoặc đau cổ: Dùng bít tất
Thay vì phải mua một cái túi chườm nóng, mẹ có thể dùng một chiếc bít tất để sử dụng cho trường hợp bé yêu bị đau bụng hoặc đau cổ. Mẹ đổ đầy gạo vào trong chiếc tất rồi buộc chặt nó lại, cho vào lò vi sóng khoảng 1 phút, hoặc cho đến khi nó ấm lên và đặt vào bất cứ nơi nào con bạn bị đau. Khi chiếc bít tất hết độ ấm thì mẹ có thể cho vào lò làm ấm lại và tiếp tục chườm như ban đầu.
Vệ sinh tai: Dùng máy sấy tóc
Sau mỗi lần đi bơi, tai của bé sẽ dễ bị đọng nước tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lâu ngày có thể bị viêm nhiễm. Nếu khu vực này đã bị nhiễm, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để kê toa thuốc nhỏ kháng sinh. Nhưng đối với trường hợp nhẹ, mẹ có thể thử làm bay hơi nước bị đọng lại trong các vành tai bằng cách đứng cách bé khoảng 1 bước chân và hướng máy sấy tóc về phía tai của bé. Mẹ nên nhớ để máy ở mức ấm để tránh làm bé nóng vì tai là bộ phận rất nhạy cảm.
Say xe: Dùng trà gừng tươi
Gừng tươi (Ảnh minh họa)
Gừng tươi giúp ngăn chặn các cơn co thắt của dạ dày, đây chính là cơ quan thông báo cho não bộ biết được cơ thể đang cảm thấy buồn nôn. Đối với trẻ em từ 2 tuổi trở lên, thêm một vài lát gừng tươi cắt nhỏ vào ly đựng nước sôi, ngâm trong vòng 4 phút. Có thể thêm một ít mật ong vào cho dễ uống hơn, chờ tới khi nước nguội thì bạn cho bé uống nửa tiếng trước khi đi xe hoặc đi tàu.
Vết sưng: Dùng dưa chuột
Những lát dưa chuột mát lạnh giúp làm dịu vùng da bị sưng, bạn có thể đặt một lát dưa chuột vào bất cứ chỗ nào có vết sưng nhỏ trên cơ thể của trẻ. Sau đó, bạn chỉ cần thay thế bằng một miếng dưa chuột khác từ tủ lạnh khi nó đã hết mát.
Ong đốt: Dùng thẻ tín dụng
Ảnh minh họa
Khi con bạn bị ong đốt, việc đầu tiên là tìm cách lấy ngòi ong ra nhằm ngăn chặn nọc độc xâm nhập vào vết thương. Để tránh ép ngòi làm nọc độc lan truyền rộng hơn, bạn có thể sử dụng các cạnh phẳng của chiếc thẻ tín dụng để nhẹ nhàng cạo khắp khu vực cho đến khi ngòi ong lòi ra ngoài.
Đầy bụng: Ăn kẹo cao su
Nếu bé yêu nhà bạn đã trên 4 tuổi, lúc này có thể cho con nhai kẹo cao su khi thấy bé nói bị đầy bụng sau bữa ăn. Lượng nước bọt tiết thêm khi bé nhai kẹo sẽ trung hòa axit dư thừa trong dạ dày, cho nên bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.