Trẻ em từ 3 – 10 tuổi là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết nhất. (Ảnh minh họa)
Dấu hiệu nhận biết bé bị sốt xuất huyết có thể xác định trong vòng 3 ngày đầu tiên từ khi khởi sốt. Bệnh thường có một số biểu hiện dưới đây:
– Bé đột ngột sốt cao, nhiệt độ cơ thể tăng liên tục từ 38 đến trên 39 độ C. Tuy nhiên, bé không có dấu hiệu ho, sổ mũi. Khi dùng thuốc hạ sốt thì chúng chỉ có tác dụng khoảng vài giờ, rồi cơ thể bé vẫn trở lại tình trạng sốt cao.
– Xuất hiện các chấm đỏ trên cơ thể, mặt.
– Bé bỗng dưng chảy máu cam, đi ngoài ra máu và ói mửa.
– Một số bé còn đau bụng dữ dội, đau ở phần dưới sườn bên phải.
Đối với các bé lớn, có dấu hiệu sốt nhưng nhẹ hơn và kèm theo đó là đau nhức đầu, đau khớp, nhức mỏi cơ thể, xuất hiện dấu xuất huyết.
Khi bé có dấu hiệu sốt cao trong ngày khởi phát đầu tiên, mẹ nên đưa bé đến thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Chăm sóc bé bị sốt huyết
Nếu chẳng may, bé bị sốt xuất huyết, mẹ cũng không nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh chăm sóc bé thật tốt bằng các cách sau:
Cho bé uống nhiều nước: Đối với bé dưới 5 tuổi, mẹ có thể bổ sung khoảng 500 – 1500ml/ngày. Còn với các bé lớn, hãy cho uống 2000 – 2500ml/ngày để bù lại lượng nước đã mất. Ngoài nước đun sôi để nguội, mẹ có thể bổ sung nước cho bé từ các lại nước ép, sinh tố như cam, dừa, chanh và trà gừng.
Cho bé ăn những món dễ tiêu như cháo, súp và cơm nhão; Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A, B, C để tăng cường sự chuyển hóa và sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh cho bé dùng các món ăn có nhiều dầu mỡ.
– Cho bé uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Phòng chống sốt xuất huyết cho bé:
– Không để bé vui chơi ở những nơi có nhiều muỗi như ao tù nước đọng, các nơi kín gió, ẩm thấp và tối tăm. Nếu phải ra ngoài, mẹ nên cho bé mặc quần áo sáng sủa và dài tay.
– Trang bị mùng (màn) đầy đủ cho phòng ngủ của bé.
– Thường xuyên phát quang bụi rậm và vệ sinh sạch sẽ khu vực gần nơi ở.
– Trồng những loại cây có khả năng xua đuổi muỗi xung quanh nhà như: sả, bạc hà, húng chanh, húng thơm…