Mẹ&Con – Trầm cảm là một căn bệnh phổ biến hiện nay và thường xảy ra do áp lực từ cuộc sống mang lại. Một trong những áp lực khiến bạn dễ mắc bệnh trầm cảm lại đến từ công việc. Nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm sau sinh Kiểm soát trầm cảm khi mang thai Trẻ bị trầm cảm, phải làm sao?

Các nhà nghiên cứu chứng minh rằng những công việc có áp lực cao và những công việc làm việc toàn thời gian dễ khiến người ta bị trầm cảm.

Điều dưỡng, bảo mẫu chăm sóc trẻ: Theo thống kê, có đến 11% điều dưỡng, lao động chăm sóc trẻ đều đã trải qua một cơn trầm cảm vì những người làm công việc này mỗi ngày đều phải thực hiện những công đoạn đã định sẵn từ trước như: Cho ăn, tắm rửa và chăm sóc cho những người bị hạn chế trong việc bày tỏ cảm xúc. Hầu hết những khách hàng này không có khả năng tự chăm sóc bản thân, bị ốm và hay cáu kỉnh hoặc hỗn xược. Công việc này không những áp lực cao mà còn không có được những động lực tích cực.

Người làm nghề nào sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao? 7

Điều dưỡng là công việc dễ mắc chứng trầm cảm (Ảnh minh hoạ).

Bồi bàn, tiếp thực, nhân viên phục vụ ăn uống, tạp vụ: Đây là nhóm ngành nghề được trả lương thấp trong khi khối lượng công việc thường rất nhiều và nặng nhọc. Chứng trầm cảm thường xảy đến với những người này khi hô không nhận được sự tôn trọng của người chủ hoặc khách, bị đối xử thô lỗ…

Nhân viên xã hội: Đây là công việc toàn thời gian, đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề khó khăn cần sự giúp đỡ, khó kiếm soát, chưa có giải pháp triệt để và thường xuyên trải qua cảm giác không thể chịu đựng nổi những đau đớn của người khác khi họ trực tiếp hỗ trợ giải quyết. Do đó, những người làm nghề này rất dễ cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi và rơi vào trạng thái trầm.

Bác sĩ, nhân viên y tế, nhân viên trị liệu: Họ phải luôn đối diện với vấn đề sức khỏe, nguy cơ chết của rất nhiều người và thường làm việc bất kể thời gian. Do đó, họ dễ bị trầm cảm vì luôn trong tình trạng căng thẳng, tập trung cao độ.

Những người tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, giải trí; làm phim; viết văn; sáng tác: Nhóm công việc này đòi hỏi tính sáng tạo cao và những người làm công việc này thường có lối sống có phần khác biệt do tính chất công việc. Cá tính mạnh; sự chú ý và được nhiều người biết đến cùng dư luận xã hội, thu nhập thất thường, giờ giấc không cố định dễ khiến họ tăng nguy cơ mắc các chứng trầm cảm.

Giáo viên, những công việc mang tính định hướng, giảng dạy: Vì là nhóm nghề mang tính giáo dục nên đòi hỏi tính chuẩn mực cao cùng áp lực đến từ học sinh, phụ huynh và trường học dễ khiến họ quá tải. 

Người làm nghề nào sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao? 8

Nhóm ngành giáo dục thường chịu áp lực cao do chuẩn mực xã hội (Ảnh minh hoạ).

Nhân viên hành chính và các cơ quan ban ngành đoàn thể: Đây công việc dễ gây mất trầm cảm vì đây là nhóm ngành đòi hỏi người xử lý phải có thái độ nhẹ nhàng và các kiến thức liên quan đến các vấn đề mang nặng tính lý thuyết, hành chín. Họ phải chịu khá nhiều áp lực bởi nhu cầu của mỗi người là khác nhau, dễ xảy ra sai sót và những người làm công việc này lại không mấy khi được ghi nhận.

Nhóm ngành liên quan đến tài chính, kế toán, bán hàng: Đây là công việc phải chịu rất nhiều áp lực, bởi vì để làm được công việc này bạn không chỉ giỏi về tài chính mà còn phải rất am hiểu luật pháp. Bên cạnh đó, việc phải chịu trách nhiệm cho số tiền lớn mà không thể kiểm soát được mọi rủi ro cùng áp lực từ việc thu nhập có từ hoa hồng khiến họ phải chịu áp lực kéo dài.

Trợ lý: Những người trong các ngành nghề này thường trong tình trạng đối mặt với rất nhiều đòi hỏi công việc và không thể kiểm soát được mọi thứ. Ngoài ra áp lực từ việc luôn phải làm theo ý kiến và quan điểm của người khác dễ khến họ bị trầm cảm.

Nhân viên cứu hộ, thợ sửa chữa, bảo trì: Đây là những công việc có tính chất khó khăn, nguy hiểm và phải xử lý những sai sót khó khăn, nghiêm trọng bất cứ lúc nào nên đây là công việc dễ mắc trầm cảm.

Người làm nghề nào sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao? 9

Lính cứu hoả là công việc đối mặt với nhiều nguy hiểm nên thường dễ mắc trầm cảm (Ảnh minh hoạ).

Vì lao động là bắt buộc nên mỗi người cần có tâm lí thật tốt khi bắt đầu một công việc và phải luôn sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, thách thức mà công việc đó mang lại.

Mẹ&Con chia sẻ những công việc dễ gây mắc trầm cảm để hy vọng bạn có sự chăm sóc và quan tâm đối với bản thân và có sự đồng cảm, chia sẻ với những người xung quanh tốt hơn, các bạn nhé!

Tags:

Bài viết liên quan