Mẹ&Con - Câu trả lời là không. Bởi theo các chuyên gia, người lớn nên ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm. Ngủ nhiều hơn 10 tiếng được coi là ngủ nhiều. Đồng thời, ngủ nhiều không hề là vô hại, thậm chí đây còn có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm. Các nguyên tắc vàng giúp bầu có một giấc ngủ ngon 5 điều không nên làm trên giường ngủ 4 cách giúp trẻ có giấc ngủ ngon

Ngủ nhiều vẫn thiếu ngủ

Giấc ngủ bị rối loạn với các hiện tượng như ngủ nhiều nguyên phát (ngủ nhiều vào ban đêm nhưng ban ngày vẫn cảm thấy buồn ngủ, thường xuyên ngủ gật), ngủ rũ (giấc ngủ kéo đến và khiến chúng ta không kiểm soát được dù đang tham gia các hoạt động sinh hoạt, làm việc), hội chứng ngừng thở khi ngủ (ngừng hô hấp từ 20-40 giây khi đang ngủ).

Ngủ nhiều có phải là biểu hiện bình thường? 5

Ngủ nhiều nhưng vẫn cảm thấy thiếu thủ, mệt mỏi. (Ảnh minh họa)

Ngủ nhiều không tốt cho sức khỏe, điều này dễ khiến tim quen với việc nhàn rỗi nên khi làm việc, dù là công việc nhẹ nhàng thì tim vẫn đập nhanh hơn bình thường. Nếu kéo dài trạng thái này, bạn sẽ mắc phải các chứng rối loạn nhịp tim, yếu tim, thậm chí là suy tim… Do đó, việc ngủ nhiều không giúp bạn cảm thấy sảng khoái hơn mà còn khiến tình trạng mệt mỏi xuất hiện nhiều hơn.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, người lớn nên ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm. Ngủ nhiều hơn 10 tiếng được coi là ngủ nhiều.

Dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm

1. Bệnh tiểu đường: Sự mất cân bằng của glucose (dù tăng hay giảm) cũng gây ra buồn ngủ. Đi kèm với triệu chứng này với các biểu hiện như: khô miệng, hay khát nước, ngứa và mẩn đỏ, huyết áp tăng… bạn cần đến bác sĩ để tư vấn về bệnh tiểu đường.

2. Suy tuyến giáp: Luôn buồn ngủ (có thể ngủ từ 14 – 16 tiếng mỗi ngày) còn là dấu hiệu đặc trưng của suy tuyến giáp, rối loạn đường huyết. Nếu mắc các bệnh này, bệnh nhân cũng thường xuyên buồn ngủ, triệu chứng thường xảy ra nhất là sau bữa ăn. Triệu chứng đi kèm: móng tay giòn, dễ gãy, da khô, tăng cân.

Ngủ nhiều có phải là biểu hiện bình thường? 6

Thiếu ngủ là nguyên nhân khiến tóc khô, dễ rụng… (Ảnh minh họa)

3. Thiếu chất sắt: Sự vận chuyển ôxy đến các mô cơ thể sẽ giảm sút, nhất là ở não, làm cho cơ thể mau mệt mỏi, dẫn đến hiện tượng hay buồn ngủ. Triệu chứng đi kèm: đau đầu, chóng mặt, thay đổi vị giác, rụng tóc…

4. Bệnh tim: Những phụ nữ ngủ từ 9 đến 11 giờ mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn 38% so với những phụ nữ ngủ 8 giờ. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được một lý do cho sự kết nối giữa tình trạng ngủ nhiều và bệnh tim nhưng nhiều người cho rằng có thể ngủ nhiều khiến cho các hoạt động trong cơ thể bạn bị trì trệ.

5. Trầm cảm: Dễ gây ra chứng mất ngủ, khiến bạn luôn có cảm giác thiếu ngủ và thường xuyên ngủ gật.

Để ngủ ngon hơn, bạn có thể áp dụng một số lời khuyên dưới đây:

+ Chỉ lên giường ngủ khi vừa buồn ngủ.

+ Nên ngủ và thức cùng giờ, ngay cả những ngày cuối tuần.

+ Không ăn cơm no quá trước khi đi ngủ.

+ Tập thể dục thường xuyên

+ Giữ lịch sinh hoạt điều độ mỗi ngày như: giờ ăn cơm, uống thuốc và những hoạt động khác.

 

Tags:

Bài viết liên quan