Mẹ&Con - Nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi, theo mẹ có nên hay không và nếu nên thì liều lượng cụ thể thế nào?

Mẹ&Con – Nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi, theo mẹ có nên hay không và nếu nên thì liều lượng cụ thể thế nào?

Nêm nếm gia vị để món ăn đậm đà là thói quen của các bà mẹ, tuy nhiên khi có con nhỏ dưới 1 tuổi nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ có thực sự cần thiết hay không? Có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề này. Nhiều ý kiến cho rằng không nên nêm muối vào đồ ăn dặm của bé vì sẽ hại thận, nhiều ý kiến lại cho rằng nêm nếm gia vị vào đồ ăn cho trẻ một chút cũng không sao. Thực hư ra sao?

Có nên nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ?

Thực chất, ở bất cứ độ tuổi nào con người cũng cần một lượng muối nhất định, trẻ nhỏ cũng vậy. Việc nêm nếm một chút gia vị sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn so với việc chúng ăn nhạt.

Tuy nhiên, theo PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh, nguyên Trưởng khoa Vi Chất Dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì muối có công thức là NaCl, khi vào cơ thể tách ra thành Na và Cl. Cơ thể trẻ chỉ cần Natri, mà Natri lại không có trong những gia vị như mắm, muối, bột canh… mà lại có trong những thực phẩm hàng ngày như thịt, sữa, gạo…

Nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi, nên hay không? 4

(Ảnh minh họa)

Trẻ dưới 6 tháng tuổi:  Cần ít hơn 100mg Natri/ngày (0,3g muối/ngày)

Từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi: Cần khoảng 600mg Natri/ ngày (1,5g muối/ngày)

Trong đó, một chén bột cho trẻ có khoảng 75mg Natri, một ly sữa bột chứa khoảng 240mg Natri… Các thực phẩm chế biến sẵn khác như: Bánh mì, ngũ cốc, bánh quy, đậu phụ, bơ… hay các loại thực phẩm tự nhiên như: Rau củ, trái cây, trứng, thịt cá… cũng đã có sẵn hàm lượng muối nhất định. Như vậy, chỉ tiêu thụ thực phẩm hàng ngày cũng đủ cung cấp lượng muối phù hợp cho trẻ. Nếu nêm nếm gia vị thêm, khả năng cao trẻ sẽ bị thừa Natri.

Nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi, nên hay không? 5

Tiêu thụ thực phẩm hàng ngày cũng đủ cung cấp lượng muối phù hợp cho trẻ. (Ảnh minh họa)

Trẻ phải đối mặt với những hậu quả gì khi bị thừa muối?

Nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ, nhất là muối về lâu dài khiến cơ thể trẻ bị “quá tải”, gây áp lực lên thận, tăng nguy cơ bị suy thận. Thừa muối còn làm mất cân bằng lượng nước trong cơ thể, tăng nguy cơ đào thải canxi ra ngoài theo đường nước tiểu. Thiếu canxi, trẻ không thể phát triển chiều cao cũng như có hệ xương chắc khỏe.

Chưa hết, vị giác của trẻ rất nhạy bén. Nếu cho trẻ ăn mặn từ sớm thì chúng sẽ quen dần với điều này khi lớn lên, và không chịu ăn khi mẹ làm đồ ăn nhạt hơn một chút. Trẻ ăn mặn nhiều hơn bình thường gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tưởng chừng chỉ người trưởng thành mới mắc phải, ví dụ như huyết áp cao hay thậm chí là suy thận.

Dưới 1 tuổi, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ vẫn là sữa mà trong sữa (kể cả sữa mẹ hay sữa công thức) đều chứa lượng muối phù hợp, hoàn toàn đủ cho hoạt động của cơ thể. Vậy nên, việc nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ là điều không cần thiết.

Khi trẻ trên 1 tuổi, trong quá trình nấu ăn mẹ có thể cho 1 – 2 giọt nước mắm trong 1 chén đồ ăn, như vậy là đủ.

Bài viết liên quan