Phòng tránh bệnh dưới nước
Bạn cần biềt rằng, mỗi hồ bơi thường có rất nhiều trẻ em (thậm chí cả người lớn) xuống bơi. Vì vậy, nước hồ rất dễ bị ô nhiễm, dẫn đến trẻ dễ mắc phải các bệnh như viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai, bệnh đường hô hấp…
Mũi họng thuộc đường hô hấp trên, trong sinh hoạt hằng ngày, mũi họng như là cửa ngõ chính của cơ thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Mũi họng có liên quan mật thiết với tai, thông với tai qua vòi nhĩ. Ở những hồ bơi không đảm bảo vệ sinh, nước hồ bơi có thể chứa những chất thải do một sô người vô ý thải ra như đàm dãi, nước mũi, thậm chí cả nước tiểu.. Đây là những yêu tố làm trẻ dễ mắc bệnh tai mũi – họng, đau mắt, các bệnh ngoài da khi đi bơi hoặc học bơi.
Triệu chứng mắc bệnh dễ phát hiện là khi bơi về
Triệu chứng mắc bệnh dễ phát hiện là khi bơi về trẻ cảm thấy mệt mỏi, họng khô rát, đau và sốt, mắc bệnh viêm mũi xoang dẫn đến viêm tai giữa, ngứa mũi, nhảy mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi đục vàng hoặc xanh, mệt mỏi, sốt, nhức đầu, đau nhức vùng má, vùng trán…
Phụ huynh đặc biệt phải hết sức cẩn trọng vì nếu trẻ bị viêm tai giữa cấp sau khi bơi, sẽ gặp phải các triệu thưng ù tai, giảm thính lực, đau tai. Nếu không chữa trị đúng, vài ngày sau mủ sẽ ứ trong tai giữa gây thủng màng nhĩ. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị đỏ mắt, mẩn ngứa ở da.
Để phòng bệnh, phụ huynh cần chọn hồ bơi có nước sạch, thay nước thường xuyên cho trẻ bơi. Tốt nhât, nên nhọn hồ dành riêng cho trẻ nhỏ, không nên để trẻ bơi chung hồ với người lớn. Nên có nút tai cho trẻ khi bơi, tránh để trẻ bị sặc nước, uống nước. Sau khi trẻ bơi xong cần tắm lại bằng nước sạch, dùng tăm bông vệ sinh tai, xì mũi sạch sau khi tắm… Với bệnh đau mắt, bạn có thể phòng bệnh cho trẻ bằng cách luôn cho trẻ đeo kính bơi, nhỏ mắt vệ sinh sau khi trẻ bơi xong.
Cho bé đi bơi, phụ huynh cần ghi nhớ các quy tắc cơ bản. (Ảnh minh họa)
Kiểm tra điều này trước khi cho trẻ nhảy “ùm” xuống hồ
– Không nên ép trẻ học bơi khi chúng cảm thấy không thoải mái, hoảng sợ. Bạn nên cho con xuống nước cùng với mình ở trong cạn, với áo phao. Trẻ sẽ có được những trải nghiệm tích cực, biết thở dưới nước, làm quen với nước trước khi chính thức học bơi.
– Trẻ chỉ được cho phép xuống nước khi có sự giám sát của người lớn. Tuyệt đối không cho phép trẻ tự ý nghịch nước (dù ở những nơi nước cạn) mà không có sự giám sát của người lớn.
– Khi cho trẻ học bơi ở hồ và muốn ra sâu, cần có người lớn biết bơi và có khả năng cứu hộ bơi kèm. Tránh trường hợp cha mẹ chủ quan là mình có thể bơi giỏi (không ước lượng chính xác khả năng của mình) để tự ý đưa con ra ngoài sâu. Vì trong trường hợp trẻ gặp tai nạn, cha mẹ không chắc đủ sức cứu khi không biết khả năng cứu hộ.
– Chỉ cho trẻ tự bơi ra ngoài sâu (có người giám hộ ở trên bờ) trong điều kiện trẻ có khả năng tự nổi ít nhất 5 phút, bơi được tối thiếu 25m liên tục.
– Nhắc trẻ không được phép nhảy cắm đầu ở những nơi không có bảng chỉ dẫn.
– Không bơi khi trời đã tối. Không bơi khi trời có sấm chớp, chuyển mưa hoặc đang mưa.
– Yêu cầu trẻ luôn nhớ khởi động tôi thiểu 10 phút trước khi xuống hồ. Các động tác giúp khớp, cơ mềm dẻo, tránh bị chuột rút. Ngoài ra, trẻ nên tắm tráng qua trước khi xuống nước, việc làm này giúp cơ thể không bị lạnh đột ngột với môi trường nước.
– Không bơi khi mới ăn no.
– Không cho trẻ dùng các phao dạng bánh xe tròn bơm hơi. Nếu trẻ chưa bơi giỏi và muốn sử dụng phao thì chỉ cho trẻ mặc áo phao, đeo phao ở tay, chân.
– Bạn phải chắc chắn trẻ có khả năng đứng nước cũng như biết cách xử trí tình huống khi bị vọp bẻ (chuột rút). Ví dụ như bình tĩnh làm nổi người, vẫy tay kêu cứu…
– Nên cho trẻ học bơi vào khoảng 6-8 giờ sáng vì đây là giai đoạn tốt cho sức khỏe trẻ nhất. Nhiệt độ nước rất quan trọng đặc biệt đôi với trẻ. Trẻ nên học bơi ở nơi có nhiệt độ khoảng 30 đền 37 độ c. Đây cũng là lý do vì sao các lớp bơi buổi sáng tốt cho trẻ hơn lớp bơi vào lúc chiều tối.
– Khi trẻ mắc bệnh ngoài da hay bệnh về đường hô hầp, cần được điều trị hết hẳn rồi mới được cho đi bơi tiếp để đảm bào vệ sinh cho các trẻ bơi cùng.
– Bạn cần chú ý khi thấy con mệt mỏi hoặc có dấu hiệu hơi đuối sức là cần cho trẻ lên ngay. Không nên ráng theo kiều “bơi hẽt vòng này nữa…” vì tai nạn trong khi bơi có thế ập đến bầt cứ lúc nào.
– Trường hợp bơi ở biển, cho dù trè đã biết bơi và có thề bơi giỏi ở hồ, bạn vẫn phải yêu cầu trẻ mặc áo phao vào để bơi cho an toàn. Và dù không ai muốn nghĩ đến chuyện này, nhưng bạn cần phải đặt cho mình câu hỏi rằng bạn cỏ biết các kỹ năng sơ cứu cho trẻ bị ngạt nước hay không. Không phải lúc nào bạn cũng tìm được nhân viên cứu hộ hay người biết cách sơ cứu khi cần. Vì vậy, không thừa chút nào nếu bạn đăng ký đi học những động tác sơ cấp cứu cho trẻ khi ngạt nước.
Bắt buộc phải khởi động trước khi xuống hồ
– Trẻ cần có tồi thiểu 10 phút khởi động trước khi xuống hồ
– Động tác khởi động có thể là chạy vài vòng quanh hồ, xoay đều các khớp cổ tay, cổ chân ,đầu gồi, khuỷu tay…
Bé có thể thực hiện các động tác bơi ở trên nhiều lần. Đây cũng là một cách vừa “ôn bài” trước khi xuống nước, vừa giúp làm nóng cơ thể tốt.
Những vật dụng cần trạng bị khi đi bơi
– Lựa chọn kính bơi tốt cho trẻ, để tránh nước ở bể bơi nhiễm vào mắt. Mặt khác để nhìn rõ đường bơi khi bơi.
– Quần áo bơi phù hợp, đúng kích cỡ của trẻ, thoải mái không bó thắt giúp trẻ vận động dễ dàng.
– Mũ bơi, bộ phận nút bảo vệ giúp nước không vào tai, thuốc nhỏ mắt sát trùng sau khi bơi, bông thấm nước khi nước vào tai.
– Kem chống nắng và kem dưõng da để bảo vệ da khổi các hóa chất tại hồ bơi cũng như ánh nắng mặt trời.
Địa chỉ một số hồ bơi tại Tp.HCM
1. Hồ bơi Câu lạc bộ Lan Anh: 291 Cách Mạng Tháng Tám, Quận 10.
2. Hồ bơi Hồ Kỳ Hòa 2:16A Lê Hồng Phong, Quận 10
3. Hồ bơi Câu lạc bộ Bơi lặn Phú Thọ: 215A Lý Thường Kiệt, Quận 11
4. Hồ bơi Fosco: 40 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3
5. Hồ bơi Kỳ Đồng: 42 Kỳ Đổng, Quận 3
6. Hồ bơỉ Câu lạc bộ Legend / Thuận Kiều Plaza: 190 Hùng Vương, Quận 5
7. Hồ bơi Hải Quân: 12B Phạm Vlêt Chánh, Quận Bình Thạnh
8. Hồ bơi Làng du lịch Bình Quới: 1147 Xô Vlêt Nghệ Tĩnh, Quận Bình Thạnh
9. Hô bơi Khu du lịch Văn Thánh: 48/10 Điện Biên Phú, Quận Bình Thạnh
10. Hồ bơi Hàng Không: 117 Hông Hà, Quận Tân Bình