Mẹ&Con - Khi con bắt đầu tuổi ăn dặm, những chén canh đầu tiên của con, mẹ thường ưu tiên chọn những loại rau mát nhất, mềm nhất, dễ ăn và dễ tiêu hóa nhất. Trong danh sách những loại rau có nhiều cái “nhất” đó, mồng tơi chiếm trong top “đầu bảng”. Loại rau này không chỉ bổ sung cho bé rất nhiều vitamin mà còn giúp bé thanh nhiệt, mát người, tránh táo bón… Cùng khám phá những công dụng tuyệt diệu của ngọn mồng tơi xanh mướt nhé! Chế biến món ăn dặm từ táo cho bé từ 6 – 9 tháng tuổi 2 món ăn dặm cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi 3 giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật mẹ nên biết

Mách nhỏ mẹ!

Không chỉ cực tốt với bé yêu, rau mồng tơi còn là món “thuốc” lành tính, giúp tăng sữa cho mẹ. Trong rau mồng tơi có các vitamin A, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt sẽ rất tốt cho bạn. Món ăn nấu từ mồng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp mẹ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe, lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt.

Trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh. Ngoài ra, mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, tác dụng trừ thấp nhiệt, duy trì được sức khỏe, phòng chống bệnh tật.

Công thức nấu khá đơn giản, bạn có thể tự làm tại nhà: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Mỗi tuần ăn 1-2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm đậu phộng, vừa ngon miệng vừa có tính bồi bổ. Người bị đau dạ dày ăn món này cũng rất tốt.

Rau của… đa quốc gia!

Không phải chỉ ở Việt Nam mới có và mới ưa chuộng mồng tơi. Tại Indonesia, người ta thường dùng rau mồng tơi làm thuốc chữa trẻ con bị táo bón, phụ nữ sinh khó. Tại Trung Quốc, có nơi người ta dùng rau mồng tơi giã đắp chữa đầu ti của mẹ bị sưng nứt, giải độc.

Khi nào tránh cho bé ăn mồng tơi?

Vì rau mồng tơi có tính “hàn” (lạnh) nên khi trẻ đang đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy thì nên hạn chế cho ăn với số lượng nhiều. Còn lại, bất cứ khi nào bạn cũng có thể cho con ăn rau mồng tơi được nấu chín mềm.

canh mồng tơi

Trong rau mồng tơi có các vitamin A, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt sẽ rất tốt cho bé

Vài cách chế biến mồng tơi cho bé:

Với bé trên 2 tuổi:

Nấu canh mồng tơi với tôm tươi. Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, ướp hành muối xào sơ, chế nước dùng sôi thì cho rau mồng tơi vào, đợi sôi lại là nhắc xuống. Bé có thể ăn món này mỗi tuần 2-3 lần.

Với bé trên 3 tuổi:

– Rau mồng tơi vài nắm, thêm đậu phộng một nhúm lớn. Nấu chung với xương heo. Hầm thật kỹ xương trong nồi áp suất trước, sau đó cho đậu phộng vào. Khi đã chín cả mới cho mồng tơi, nấu lại đến sôi lên là được (mồng tơi rất mau chín). Cẩn thận xương có thể có vụn nhỏ bạn nhé.

– Mẹ còn có thể nấu mồng tơi với cua đồng giã nát lọc bỏ bã. Ðây là một cặp kết hợp hay vì cả hai món này đều giải nhiệt. Nấu tương tự như canh cua rau đay. Ngoài ra, có thể nấu mồng tơi với thịt nạc băm hoặc nấu với thịt heo và đậu hũ đều tốt.

Với bé trên 4 tuổi:

Luộc mềm rau mồng tơi, cho bé chấm với muối mè để ăn. Rau mồng tơi làm cho phân mềm, chất dầu của mè làm cho phân trơn. Cả hai là một cặp kết hợp rất thích hợp trị táo bón, lại bổ sung cho cơ thể nhiều vitamin, chất béo tốt.

Nấu mồng tơi với mướp hương, rau đay, tôm thẻ. Ướp tôm với một chút nước mắm ngon, hạt nêm để trong khoảng 5 phút. Cho tôm vào nồi đảo qua rồi cho nước dùng vào đun. Ðợi canh sôi thì thả rau đay, mướp, mồng tơi vào. Chờ canh sôi trở lại thì tắt bếp.

Khi thấy bé tiểu ít, nóng người:

Mua một bó mồng tơi, lặt lấy lá, rửa sạch. Cho mồng tơi vào nồi đun sôi kỹ như luộc rau, dùng nước (không nêm nếm) cho bé uống trong ngày giải khát. Có hiệu quả rất tốt.

5 công dụng tuyệt vời của mồng tơi

Giải nhiệt

Rau mồng tơi còn có các tên mùng tơi, tầm tơi, tên Hán là lạc quỳ, chung quỳ, yên chi thái, đằng thái. Mồng tơi được xem như một bài thuốc từ thiên nhiên. Sách “Danh y biệt lục” của Ðào Hoằng Cảnh cho biết, mồng tơi thông lợi đường tiêu hóa, giải nhiệt rất tốt. Theo Ðông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc. Thực tế, khi cho bé ăn mồng tơi hoặc chính bạn ăn mồng tơi, bạn sẽ cảm nhận rất dễ dàng cơ thể như “mát” hơn, hạn chế được mụn nhọt, rôm sảy.

Tốt cho bé thừa cân, béo phì

Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol cực tốt. Vì vậy, khi bé có dấu hiệu thừa cân, béo phì, bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày của con, cho bé ăn nhiều canh rau mồng tơi hơn. Có thể tăng cường thành 4-5 lần ăn/tuần. Bằng cách đó, sau một thời gian, việc giảm cân cho con sẽ mang lại kết quả tốt.

mong toi

Trị nhức đầu do đi nắng

Khi bé bị mệt nhiều do chơi ngoài trời, đi nắng, say nắng…, bạn chỉ cần lấy lá mồng tơi tươi, giã hoặc ép nhuyễn lấy nước cho bé uống. Dễ hơn nữa là nấu một tô canh mồng tơi, cho con húp như uống nước. Cơn cảm nắng, nhức đầu sẽ tan đi rất nhanh.

Giảm nhanh táo bón

Bắt đầu giai đoạn ăn dặm, bé rất dễ bị táo bón. Lúc này, bạn nên nấu canh mồng tơi, nêm nếm vừa ăn, cho con ăn liên tục trong vài ngày. Tình trạng táo bón sẽ nhanh chóng thay đổi. Bé sẽ tiêu hóa tốt và đi ngoài rất dễ dàng. Bạn lưu ý là mồng tơi ăn nhiều không hại, nên nếu bé không ngán, có thể cho bé ăn với mức độ dày, nhiều lần trong tuần để giúp nhuận tràng tốt nhé.

Trị đầy bụng

Khi bé có dấu hiệu tiêu hóa kém, hay đầy bụng, ợ hơi, bạn hãy thực hiện công thức này: Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ thái nhỏ, nấu canh ăn vài ba ngày. Tình trạng đầy hơi sẽ giảm rất nhanh. Nếu không thực hiện được công thức đó, bạn có thể áp dụng một công thức khác mang đến tác dụng tương tự: Nấu canh với mồng tơi, rau đay, rau má.

Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau mồng tơi:

– 92,9g nước

– 1,3g protein

– 0,2g lipit

– 2,5g chất xơ

– 4,2g khoáng toàn phần

Tags:

Bài viết liên quan

thực đơn cho bé 7 tháng

Mách mẹ thực đơn cho bé 7 tháng khỏe mạnh, tăng cân đều

Mẹ và Con - Khi trẻ đến giai đoạn ăn dặm là điều vui mừng khôn siết, vì trẻ đã phát triển đến cột mốc mới. Tuy nhiên, khi bước qua bất kỳ cột mốc nào cũng khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Đặc biệt là giai đoạn trẻ ăn dặm. Nếu bạn đang đau đầu vì không biết lên thực đơn cho bé 7 tháng như thế nào hãy tham khảo ngay thực đơn sau đây nhé!