Dây rốn sẽ rụng sau 1-3 tuần em bé sinh
Giữ cho dây rốn bé luôn sạch sẽ và khô thoáng. (Ảnh minh họa)
Sau khi sinh dây rốn sẽ được cắt bỏ một phần, phần còn lại sẽ tự khô và rụng sau từ 1-3 tuần sau đó. Khi dây rốn rụng sẽ mất vài ngày để vết thương khô và lành hoàn toàn. Khi dây rốn rụng mẹ có thể lo lắng khi trên tã của bé có chút máu. Điều này hoàn toàn bình thường mẹ nhé. Lúc này, mẹ nên giữ cho vùng rốn của bé khô thoáng, tránh dính nước hoặc chất lỏng. Nên dùng băng gạc y tế để băng rốn khi cho bé tắm, khi đi ra ngoài. Còn thời gian ở trong nhà nên để vết thương khô, thoáng. Chỉ khi rốn của bé có dấu hiệu sưng tấy, chảy mủ hoặc bé đau bất thường mẹ mới cho bé đi bác sĩ để được can thiệp. Vì có thể bé đã bị nhiễm trùng cuốn rốn.
Chăm sóc dây rốn của bé đúng cách
Để ngăn ngừa nhiễm trùng dây rốn mẹ nên:
Vệ sinh dây rốn sạch sẽ: Nhiều ý kiến cho rằng sử dụng cồn y tế hoặc rượu để rửa vết thương sẽ có tính sát khuẩn cao và tránh được viêm nhiễm cũng như giúp dây rốn mau chóng rụng xuống. Nhưng lưu ý, theo khuyến cáo của Học viện Nhi Khoa Mỹ, mẹ không nên đổ trực tiếp cồn lên gốc dây rốn, mà chỉ nên dùng tăm bông nhúng vào cồn, sau đó nhẹ nhàng làm sạch phần dây rốn. Nhiều nghiên cứu được công bố đã chứng minh rằng cồn không có tác dụng sát khuẩn và làm lành vết thương mau chóng như nhiều người vẫn thường nghĩ. Các khuyến cáo nên dùng nước ấm để vệ sinh rốn là an toàn hơn cả. Sau khi vệ sinh nên nhanh chóng làm khô, tránh tạo môi trường ẩm ướt để vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây hại cho bé.
Nên mặc bỉm, tã cho bé ở dưới rốn. (Ảnh minh họa)
Giữ cho dây rốn luôn khô thoáng: Khi tắm mẹ nên dùng băng gạc y tế để tránh nước và nước tiểu bắn vào. Bên cạnh đó, khi mặc tã nên chọn tã ngắn, phía dưới rốn, tránh tã mặc ngang dây rốn, sẽ hầm bí, tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm vùng rốn.
Các bác sĩ Nhi khoa khuyến cáo, các mẹ chỉ nên dùng bọt biển để tắm cho bé khi rốn đã khô và lành hẳn. Mặc dù không có lời khuyên nào về vị trí tắm an toàn khi dây rốn chưa rụng. Nhưng mẹ lưu ý khi tắm giữ cho nước và xà phòng không bắn vào là được.
– Hạn chế cho bé mặc quần áo body
– Không bao giờ tự ý dùng tay kéo dây rốn dù đang có dấu hiệu sắp rụng, nên để dây rốn tự rụng. Mọi sự can thiệp có thể làm tổn thương bé.
Một số trường hợp dây rốn của bé có xu hướng nhô lên mà không lõm vào, đây được gọi là thoát vị rốn. Hiện tượng này không gây đau đớn và không nguy hại cho sức khỏe của bé. Mẹ không nên quá lo lắng nếu không có các triệu chứng bất thường khác đi kèm.
Khi dây rốn rụng ở phần rốn sẽ có một mô dạng u hạt nhô lên, điều này hoàn toàn bình thường.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm trùng
– Trẻ khóc khi ai đó chạm vào dây rốn, hoặc vùng da xung quanh dây rốn.
– Vùng da xung quanh dây rốn của bé có dấu hiệu bị mẩn đỏ
– Có mùi hoặc chất dịch nhầy màu vàng
– Vùng da xung quanh rốn chảy máu liên tục.
Nên cho trẻ đi bác sĩ khi nào?
– Xuất hiện dịch màu vàng nhạt, có mùi, mủ
– Da quanh rốn bị đỏ
– Bé bị sốt, chảy máu thường xuyên và sưng sau khi rốn đã rụng