1. Thiết lập ngân sách cụ thể
Lời khuyên này có vẻ đơn giản nhất, nhưng lại là điều trừu tượng và khó thực hiện hơn cả. Nếu chưa thể rõ những công việc mình phải làm, hãy tham khảo các hình thức lập kế hoạch sau:
– Đưa ra định mức tuần.
– Để riêng số tiền đi chợ từng ngày, cố gắng không mang thừa tiền khi tìm chọn mua thực phẩm.
– Xác định những thực phẩm nhất thiết phải mua và ít cần thiết hơn. Ví như gạo là thứ không thể thiếu, nhưng rượu thì không!
– Theo dõi tất cả chi phí đã sử dụng trong sổ tay.
– Chia sẻ, thảo luận về mục tiêu ngân sách và kết quả đạt được hàng tuần với người thân.
2. Lập thực đơn trước
Những quyết định vội vàng vào phút cuối cùng khi không có kế hoạch về món ăn có thể khiến bạn mua lượng thực phẩm nhiều hơn cần thiết.
3. Tận dụng đồ ăn thừa
Nhiều đồ ăn có thể dùng trong bữa thứ 2, thậm chí thứ 3 nếu bạn biết chọn mua thực phẩm và chế biến hợp lý.
4. Mua đồ đóng hộp
Những loại thực phẩm này luôn có thể bảo quản được trong thời gian lâu hơn thực phẩm tươi. Chính vì thế, bạn có thể mua chúng với số lượng lớn trong thời điểm giảm giá và không phải lo ngại rằng chúng sẽ bị hỏng. Tuy nhiên, một số trong chúng có chứa nhiều đường, muối, chất bảo quản… Chính vì thế, bạn vẫn phải cần cân nhắc khi lựa chọn.
5. Nắm rõ và sử dụng mọi thực phẩm có sẵn
Thường xuyên kiểm tra thực phẩm còn lại trong tủ lạnh để lên kế hoạch sử dụng hợp lý trước khi chúng bị hỏng. Nếu có thể, liệt kê những thực phẩm đó vào một mảnh giấy nhớ dán trước cửa tủ lạnh, để các thành viên còn lại trong gia đình đều biết, tránh mua thêm đồ gây lãng phí.
6. Tìm các nguyên liệu tương đồng để thay thế một vài món đắt tiền trong công thức nấu ăn
Thực tế có nhiều loại thực phẩm mang hương vị khá giống nhau và bạn hoàn toàn có thể thay thế một nguyên liệu xa lạ, đắt tiền bằng một thực phẩm quen thuộc hơn.
7. Sử dụng tối đa nhóm thực phẩm rẻ mà dinh dưỡng như các loại đậu, chuối, mì, ngũ cốc…
8. Tăng gấp đôi lượng thức ăn trong một lần nấu….
…khi chế biến các món có thể bảo quản lâu như món kho, món hầm…Thức ăn thừa nên được bảo quản lạnh để có thể tái sử dụng trong những bữa tiếp theo.
9. Dùng nước là chất lỏng chủ yếu
Nếu công thức nấu ăn yêu cầu sữa hoặc nước trái cây, hãy chỉ dùng một lượng vừa phải và thêm nước. Hương vị món ăn sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều mà bạn vẫn có thể tiết kiệm một khoản tiền kha khá.
10. Giảm thịt và các món tráng miệng
Thay thịt bằng chế độ ăn nhiều chất xơ cùng rau củ. Món tráng miệng cũng không cần thiết phải dùng các món quá đắt tiền.
11. Mua thực phẩm đúng mùa
Sản phẩm trái mùa thường có giá rất đắt, thậm chí có nguy cơ chứa chất bảo quản, vậy nên nên xem xét đi chợ theo phương pháp mùa nào mua thức ấy để đảm bảo có nguồn thực phẩm tươi ngon và giá rẻ.
Theo Tinmeovat.com