Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của bé. Do đó, ngoài việc phải tìm ra phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé thì mẹ và bé còn có nguy cơ đối mặt với những vấn đề xảy ra trong quá trình cho bé ăn dặm như bé ăn dặm bị táo bón. Táo bón thường làm bé khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon giấc, ăn không ngon miệng. Khi đó, mẹ nên làm gì mẹ nhỉ?
Nguyên nhân khiến bé bị táo bón khi ăn dặm
Bé ăn dặm bị táo bón có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân (Ảnh minh họa).
Bé bị táo bón khi ăn dặm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
- Do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên không thể thích ứng ngay với thức ăn mới khiến cơ thể bé phản ứng lại.
- Do đường ruột của bé còn nhạy cảm với một số loại thức ăn nhất định gây ra táo bón hoặc nặng hơn là gây ra ngộ độc thực phẩm tùy mức độ nặng nhẹ.
- Do mẹ cho bé ăn quá nhiều dẫn đến chứng đầy bụng khó tiêu.
- Do khẩu phần ăn của bé mất cân bằng. Bé được ăn nhiều các loại thức ăn chứa nhiều thực phẩm giàu đạm và tinh bột nhưng lại ít chất xơ.
- Do bé dị ứng với thành phần của sữa ngoài hoặc không dung nạp được đường lactoze có trong sữa.
- Do mỗi ngày bé không được cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần thiết khiến phân của bé trở nên khô cứng dẫn tới việc đi ngoài trở nên khó khăn.
- Do bé đang mắc phải một bệnh lý nào đó, hoặc do bé đã mắc các bệnh bẩm sinh như dính ruột già, phình đại tràng… từ trước đó.
Biểu hiện bé bị táo bón khi ăn dặm
Bé ăn dặm bị táo bón có dấu hiệu rõ ràng nhất là phân của bé cứng và khô. Bé khóc khi đi đại tiện, số lần đi đại tiện giảm dần, có thể là đại tiện ra máu. Bé chán ăn, quấy khóc, khó chịu khi ăn, bức rức, bực bội, hay nôn trớ .
Mẹ phải làm gì nếu bé bị táo bón khi ăn dặm?
Điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh không phải là một việc làm quá khó khăn. Tuy nhiên, nếu bệnh táo bón của bé không được phát hiện và khắc phục kịp thời có thể trở thành nguyên nhân gây ra nhiều mối nguy hại đối với sự phát triển của bé về sau.
Căn cứ vào nguyên nhân gây táo bón, các mẹ có thể khắc phục được tình trạng táo bón của bé bằng một số cách sau:
- Điều chỉnh thành phần thức ăn dặm trong thực đơn hằng ngày của bé. Nên hạn chế cho bé ăn các thực phẩm gây táo bón như thức ăn giàu tinh bột, thức ăn nhiều chất đạm… Thay vào đó hãy cho bé ăn nhiều hơn các loại ngũ cốc nguyên hạt như bột và cháo từ gạo tẻ, lúa mạch, mè đen… Tăng cường các loại rau củ quả tươi giàu chất xơ và khoáng chất vào thực đơn của bé. Tránh cho bé ăn các loại trái cây chứa nhiều đường vì đường sẽ làm ảnh hưởng đến thận gây sức ép lên hệ tiêu hóa của bé làm xuất hiện tình trạng táo bón.
- Cho bé vận động nhẹ nhàng bằng cách khuyến khích bé bò hoặc tập đi để kích thích nhu động ruột hoạt động hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ hơn.
Cho bé ăn nhiều rau xanh trong thực đơn hằng ngày để ngăn ngừa táo bón (Ảnh minh họa).
- Chia bữa ăn trong ngày của bé thành các bữa nhỏ, không cho bé ăn quá no trong mỗi lần ăn hoặc có thể xay nhuyễn thức ăn để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
- Cho bé uống nhiều nước. Khi bé mới tập ăn dặm cần cho bé bú sữa thường xuyên xen kẽ với các bữa ăn dặm để tránh bé bị mất nước gây ra tình trạng táo bón.
- Mẹ có thể thực hiện các thao tác massage bụng cho bé theo vòng tròn chiều kim đồng hồ để giúp bé cảm thấy dễ chịu và có thể cải thiện chứng táo bón ở trẻ sơ sinh.
Khi mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu bé ăn dặm bị táo bón và đã thực hiện các cách xử lý trên mà tình trạng táo bón của bé vẫn không có dấu hiệu được cải thiện thì hãy đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa gần nhất để nhận được lời khuyên và có cách điều trị hợp lí. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón cho bé nhằm hạn chế khó khăn trong quá trình điều trị về sau.