Mẹ và Con - Mẹ chồng tâm lý không thể tự dưng mà xuất hiện được. Ngay chính các nàng dâu cũng phải tích cực vun vén cho mối quan hệ này.

Mẹ chồng tâm lý là niềm mong mỏi của bất kỳ nàng dâu nào, đặc biệt là các dâu mới. Có mẹ chồng tâm lý thì gia đình hòa thuận, mẹ chồng lúc này không chỉ là mẹ mà còn là bạn, là thầy, là người đồng hành và chỉ dạy cho các nàng dâu.

Để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp mẹ chồng – con dâu sẽ cần rất nhiều sự cố gắng. Trong đó, bạn cũng không thể chỉ mong gia đình chồng tâm lý mà ngay chính con dâu cũng phải hết mực hiểu chuyện.

Vậy thì mẹo sống chung với mẹ chồng ra sao để gia đình êm ấm? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Như thế nào là một mẹ chồng tâm lý?

Mỗi chị em sẽ có định nghĩa khác nhau cũng như mong muốn khác nhau về người mẹ chồng tương lai. Hình ảnh người mẹ chồng tâm lý cũng thay đổi theo từng hoàn cảnh.

Nhìn chung, đây là các dấu hiệu chứng tỏ bạn có một người mẹ chồng tuyệt vời:

  • Giúp bạn nhanh chóng hòa nhập với văn hóa gia đình mới. Lịch sự và thân thiện với con dâu, không bao giờ tỏ thái độ xúc phạm hay mỉa mai.
  • Có ý thức về ranh giới của sự quan tâm, không can thiệp quá nhiều vào cuộc sống riêng của con trai và con dâu.
  • Có tinh thần học hỏi và cập nhật những kiến thức mới, không bảo thủ hay cố chấp.
  • Biết khen ngợi và động viên con dâu, không so sánh hay ghen tỵ với những người khác.
  • Hỏi ý kiến và tôn trọng quyết định của con dâu trong những vấn đề quan trọng, đặc biệt là trong việc sinh con và nuôi dạy con cái. Mẹ chồng tâm lý sẽ không ép buộc hay gây áp lực.
  • Mẹ chồng bạn không ngại giúp đỡ việc nhà, không có quan niệm cho rằng con dâu thì mặc nhiên có trách nhiệm chăm sóc cả gia đình nhà chồng.
  • Mẹ chồng không không gò bó hay hạn chế sở thích và năng lực của con dâu. Chẳng hạn bà không tỏ thái độ khó chịu hay phản đối khi con dâu muốn đi làm, tự chủ kinh tế.
  • Một người mẹ chồng tâm lý cũng không đánh giá năng lực, ngoại hình hay coi thường con dâu. Bà cũng không tỏ ra ghen tị hay khó chịu khi thấy con dâu đạt được nhiều thành công, được khen ngợi.

những điều cần biết về mẹ chồng tâm lý

Mẹ chồng tâm lý tuyệt vời ra sao?

Khi có một mẹ chồng tâm lý, các nàng dâu sẽ đỡ được rất nhiều áp lực trong cuộc sống. Bạn không phải lo lắng về việc bị soi mói hay chỉ trích bởi mẹ chồng.

Càng không phải căng thẳng về việc phải làm hài lòng hay chiều theo ý muốn của mẹ chồng. Các chị em không phải đấu tranh với mẹ chồng về những quyền lợi hay quyền hạn trong gia đình.

Nếu có một mẹ chồng tâm lý bạn cũng không cần phải lo lắng việc tranh giành tình cảm. Bà sẽ thực lòng vui vẻ khi thấy bạn yêu thương chồng. Chẳng hạn nếu hai vợ chồng có kế hoạch đi chơi riêng thì mẹ chồng bạn cũng sẽ không tỏ ra khó chịu.

Hơn nữa, nếu có mẹ chồng tâm lý thì bạn sẽ có cảm giác mẹ chồng thương con dâu như con ruột. Bạn sẽ là một thành viên được yêu thương và tôn trọng. Mẹ chồng cũng sẵn lòng khuyên bảo và hướng dẫn cách xử lý các vấn đề nan giải.

Việc có mẹ chồng tâm lý cũng giảm áp lực của các chị em trước họ hàng, chòm xóm. Bạn có thể tự tin trước những đánh giá bất thiện từ bên ngoài. Bạn hiểu rằng gia đình chồng cũng là gia đình bạn và sẽ luôn ủng hộ, là hậu phương vững chắc cho bạn.

mẹ chồng tâm lý luôn ủng hộ con dâu

Mẹo sống chung với mẹ chồng

Hiển nhiên, bất kỳ mối quan hệ nào cũng đòi hỏi sự cố gắng từ cả hai phía. Khi sống chung với mẹ chồng, dẫu là mẹ chồng tâm lý, cũng khó tránh khỏi cọ xát, va chạm.

Bạn không thể chỉ nhìn thấy các mâu thuẫn, than thở hay trách móc mà phải hướng tới giải quyết vấn đề. Để xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với mẹ chồng, các nàng dâu nên:

  • Luôn tôn trọng và biết ơn mẹ chồng vì những gì bà đã làm cho con trai và gia đình.
  • Quan tâm, chăm sóc, nhường nhịn mẹ chồng mà không so sánh mẹ chồng và mẹ ruột. Tâm sự và chia sẻ, tỉ tê với mẹ chồng là cách kéo gần mối quan hệ nhanh chóng.
  • Xây dựng niềm tin và thể hiện sự tin tưởng với mẹ chồng. Bạn có thể chủ động kể cho bà nghe các vấn đề gút mắc, xin lời khuyên hoặc ý kiến của bà. Đây là cách lấy lòng mẹ chồng đơn giản và hiệu quả tức thì.
  • Tìm hiểu sở thích, thói quen để chủ động tặng quà hoặc mời mẹ chồng tham gia các hoạt động yêu thích của bà.
  • Tìm kiếm sự thỏa hiệp và hợp tác khi có xung đột: Không có một mối quan hệ nào là hoàn hảo, không có xung đột. Khi có xung đột, bạn nên tìm kiếm sự thỏa hiệp và hợp tác để giải quyết vấn đề một cách công bằng và hài lòng. Tuyệt đối không nên nói xấu mẹ chồng hay bắt chồng bạn phải chọn giữa mẹ và vợ.
  • Không ngại tham gia các hoạt động với gia đình chồng, họ hàng nhà chồng. Bạn nên thể hiện sự thân thiện và hòa đồng cũng như tôn trọng nhà chồng. Đó có thể là các dịp đi chơi chung, biếu tặng quà hoặc tham dự các đám tiệc.

để mẹ chồng tâm lý cần tham gia hoạt động nhà chồng

Một người mẹ chồng tâm lý chắc chắn là điều các nàng dâu phải quý trọng. Bạn cũng không nên quá căng thẳng nếu chẳng may mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu chưa được như ý muốn.

Hãy tìm đến các chuyên gia tư vấn cũng như tìm kiếm những giải pháp giải quyết xung đột gia đình trong êm thấm. Để làm được điều này, trước hơn hết bản thân bạn cũng nên học hỏi cách để trở thành nàng dâu tâm lý.

Có con dâu tinh tế, thấu hiểu và quan tâm mình thì các bà mẹ chồng sớm hay muộn cũng sẽ “xiêu lòng”, trở thành mẹ chồng tâm lý mà thôi. Chúc bạn xây dựng được đời sống gia đình hạnh phúc, hòa thuận nhé!

Bài viết liên quan