Mẹ và Con - Chiếc máy sấy quần áo là người bạn đồng hành của nhiều gia đình trong mùa mưa lạnh, ẩm ướt. Để giúp máy làm việc hiệu quả, tiết kiệm, bạn đừng quên những mẹo hay này nhé!

Những ngày gần đây trời lạnh, nhiều đợt mưa bất thường khiến cho máy sấy quần áo của bạn bị quá tải. Làm thế nào để sử dụng máy hiệu quả, tiết kiệm? Hãy để Mẹ và Con hướng dẫn bạn qua bài viết dưới đây nhé!

Theo các thống kê, các thiết bị giặt giũ như máy giặt, máy rửa bát và máy sấy quần áo chiếm đến 20% hóa đơn tiền điện của mỗi gia đình. Do đó, nếu bạn sử dụng máy sấy trong những ngày này, hãy quan tâm đến cách tiết kiệm điện thông qua việc sử dụng thông minh và mẹo vệ sinh hiệu quả.

Cách sử dụng máy sấy quần áo hiệu quả

Đừng để máy quá tải

Bạn có thể muốn cho càng nhiều đồ giặt vào máy sấy càng tốt để tránh làm thêm một mẻ nữa. Trên thực tế, máy sấy hoạt động bằng cách luân chuyển không khí nóng nên việc đồ quá chặt sẽ khiến máy sấy lâu hơn và sử dụng nhiều năng lượng hơn.

Do đó, tốt nhất là bạn đọc kỹ khuyến cáo của nhà sản xuất, cho số lượng vừa đủ để không khí lưu thông bên trong máy và tiếp cận với tất cả quần áo.

Làm sạch xơ vải

Xơ vải có vẻ vô hại, nhưng để xơ vải tích tụ sẽ ngăn không khí nóng di chuyển xung quanh máy sấy quần áo của bạn. Máy của bạn không chỉ phải làm việc nhiều hơn, sử dụng nhiều năng lượng hơn mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn vì xơ vải có thể gây cháy máy đấy, bạn nhé.

Xem thêm: 

Đặt máy sấy quần áo đúng vị trí

Đặt máy sấy trong nhà để xe hoặc nhà kính có thể khiến máy nhanh hư và đồng thời làm tăng hóa đơn tiền điện của bạn nếu các điều kiện môi trường không phù hợp. Nếu phòng quá lạnh, máy sấy của bạn sẽ sử dụng nhiều năng lượng hơn để làm nóng không khí.

Bạn nên đặt máy sấy trong phòng ấm để máy không mất quá nhiều điện để làm ấm không khí. Hãy nhớ là bơm nhiệt không thể hoạt động bình thường ở nhiệt độ dưới 5°C.

máy sấy quần áo

Thêm một chiếc khăn khô

Một cách dễ dàng để tăng tốc quá trình sấy khô quần áo mà không sử dụng nhiều năng lượng là thêm một chiếc khăn khô vào máy sấy của bạn. Cách làm này sẽ giúp máy hút một phần hơi ẩm.

Đặc biệt là bạn đừng quên lấy khăn ra sau 5 phút, nếu bạn chỉ sấy khô một vài chiếc áo quần hoặc chỉ sấy trong thời gian khoảng 15 phút.

Sấy các loại vải có chất liệu tương đương

Các sản phẩm may mặc làm từ cùng một chất liệu sẽ mất một khoảng thời gian tương tự để làm khô. Vì vậy, việc tập trung chúng lại và sấy một lần là hoàn toàn đúng đắn.

Nhờ đó, bạn không cần phải bật máy trong thời gian dài, tiết kiệm năng lượng mà còn bảo vệ quần áo, vốn có thể bị hư hỏng do nhiệt độ quá cao.

Dành hẳn một ngày cho việc giặt giũ

Nếu bạn phải giặt nhiều hơn một mẻ quần áo trong tuần, hãy thử làm những việc này trong cùng một ngày. Bằng cách đó, nhiệt độ sẽ tích tụ sẵn trong máy sấy quần áo giúp làm khô nhanh hơn mà không cần sử dụng thêm năng lượng.

Xem thêm: 

Cách vệ sinh máy sấy quần áo

Làm sạch xơ vải

Bộ thổi không khí nóng sẽ làm việc hiệu quả hơn khi không bị xơ vải cản trở. Vì vậy, việc làm sạch kỹ lưỡng xơ vải có thể giúp ích rất nhiều. Để làm sạch khoang chứa xơ vải bạn nên:

  • Tháo khoang đựng xơ vải và đặt sang một bên.
  • Hút bụi bên trong và bên ngoài bằng máy hoặc bàn chải mềm.
  • Hút bụi các dải cảm biến độ ẩm ở bên ngoài nơi tập trung xơ vải.

Tắt và rút phích cắm máy sấy

Tắt nguồn điện của máy sấy quần áo trong khi vệ sinh sẽ ngăn ngừa trường hợp vô tình chạm tay trong khi các bộ phận được tháo hoặc ngắt kết nối. Nếu bạn có máy sấy khí, hãy đóng van ngắt ở đường cấp khí, sau đó ngắt kết nối và đậy nắp đường ống cấp khí trước khi vệ sinh.

máy sấy quần áo

Lau sạch cặn khỏi trống máy sấy

Theo thời gian, các tấm sấy và chất làm mềm vải có thể góp phần tạo cặn màng trên trống máy sấy. Bạn nên bắt đầu làm sạch bằng cách hút sạch mọi mảnh vụn. Nếu máy sấy của bạn chạy bằng điện, hãy chà lồng giặt bằng vải mềm nhúng nước ấm và xà phòng rửa chén.

Đối với máy sấy khí, hãy lau sạch bên trong bằng chất tẩy rửa gia dụng dạng lỏng, không bắt lửa. Sau đó, đối với loại dùng gas hoặc điện, hãy lau sạch lồng giặt bằng miếng bọt biển hoặc khăn ướt và dùng quần áo hoặc khăn sạch để làm khô lồng giặt.

Kéo máy sấy ra để tiếp cận ống thông hơi

Tạo một khoảng trống khoảng 20 cm giữa máy sấy và tường để bạn có không gian dọn sạch các mảnh vụn và thông hơi tốt hơn. Đừng quên nhờ người trợ giúp khi di chuyển máy sấy để giữ an toàn cho bản thân và máy sấy.

Tháo kẹp và lỗ thông hơi

Đặt máy sấy cách xa tường, tháo kẹp thông hơi hoặc tháo băng dính gắn lỗ thông hơi ở mặt sau của máy sấy. Bạn có thể cần tuốc nơ vít để tháo các kẹp.

Làm sạch các mảnh vụn từ lỗ thông hơi

Dùng tay hoặc dụng cụ làm sạch lỗ thông hơi được đính kèm theo máy và máy hút bụi có vòi có thể hoạt động song song để làm sạch bên trong lỗ thông hơi của máy sấy.

Bắt đầu bằng cách loại bỏ xơ vải lớn bằng tay, sau đó sử dụng bàn chải làm sạch máy sấy để loại bỏ xơ vải còn lại khỏi lỗ thông hơi. Tiếp theo, sử dụng phụ kiện ống chân không để thu gom xơ vải hoặc bụi mắc kẹt trong các kẽ hở.

Kiểm tra và vệ sinh lỗ thông hơi bên ngoài

Bạn có thể tìm thấy lỗ thông hơi bên ngoài của máy sấy thường là trên mái nhà của bạn. Làm sạch bên ngoài bằng cách mở nắp thông hơi và dùng tay loại bỏ các mảnh xơ vải lớn. Sau đó lấy bàn chải làm sạch máy sấy dọc theo bên trong ống dẫn và loại bỏ xơ vải hoặc mảnh vụn còn sót lại bằng ống chân không.

Bật máy sấy khi không có quần áo

Hoàn tất quá trình vệ sinh bên trong và bên ngoài máy sấy quần áo. Bạn di chuyển máy sấy trở lại vị trí cũ, sau đó chạy máy sấy ở chế độ trống trong 10-15 phút để loại bỏ bụi thừa khỏi hệ thống. Vậy là hoàn tất rồi!

Việc sử dụng và vệ sinh máy sấy quần áo khá tỉ mỉ nhưng không quá khó. Bạn nên tìm hiểu cấu tạo của máy để thực hiện cho hiệu quả nhé. Chúc bạn thành công.

Bài viết liên quan