Mẹ và Con - Các triệu chứng mất cân bằng chất điện giải khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại chất điện giải. Có một số phương pháp có thể áp dụng để khắc phục tình trạng này.

Mất cân bằng các chất điện giải có thể xảy ra khi hàm lượng các khoáng chất quá cao hoặc quá thấp, dẫn đến một số tác hại nghiêm trọng. Vậy nếu bị mất cân bằng điện giải thì nên làm gì để khắc phục?

Mất cân bằng chất điện giải là gì?

Mất cân bằng điện giải đề cập đến sự gián đoạn mức độ bình thường của chất điện giải trong cơ thể. Chất điện giải là những khoáng chất thiết yếu có điện tích đóng vai trò quan trọng trong các chức năng sinh lý khác nhau đối với cơ thể. Các chất điện giải chính trong cơ thể con người bao gồm natri, kali, canxi, magiê, clorua, phốt phát và bicarbonate.

Những chất điện giải này rất quan trọng để duy trì sự cân bằng hợp lý của chất lỏng trong và ngoài tế bào, truyền các xung thần kinh, co cơ và điều chỉnh cân bằng axit-bazơ của cơ thể. Sự mất cân bằng về mức độ của các chất điện giải này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.

Các loại mất cân bằng điện giải thường gặp và triệu chứng

  • Tăng natri máu (natri cao): Triệu chứng gồm có khát nước, màng nhầy khô, bồn chồn, nhiệt độ cơ thể tăng cao và trong trường hợp nặng có thể lú lẫn, co giật hoặc hôn mê.
  • Tăng kali máu (kali cao): Bao gồm các triệu chứng như yếu cơ, cảm giác ngứa ran, nhịp tim không đều và trong trường hợp nghiêm trọng là ngừng tim.
  • Tăng canxi trong máu (canxi cao): Có thể dẫn đến mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, táo bón, khát nước quá mức và trong trường hợp nặng có thể lú lẫn, hôn mê hoặc rối loạn nhịp tim.
  • Tăng clo trong máu (clorua cao): Xuất hiện các triệu chứng như khát nước quá mức, màng nhầy khô và trong trường hợp nghiêm trọng là nhiễm toan chuyển hóa (giảm độ pH của máu).
  • Tăng magie máu (magie cao): Dẫn đến buồn nôn, nôn, suy nhược và trong trường hợp nặng có thể ngừng hô hấp và tim.
  • Tăng phốt phát trong máu (phốt phát cao): Gây chuột rút cơ và trong trường hợp nghiêm trọng làm vôi hóa các mô mềm.
  • Nhiễm kiềm (nhiễm Bicarbonate hoặc lượng kiềm thấp): Có thể gây ra tình trạng gọi là nhiễm toan chuyển hóa hoặc có quá nhiều axit trong cơ thể, dẫn đến buồn nôn, nôn mửa, tim đập nhanh, chán ăn, lú lẫn,…

triệu chứng mất cân bằng điện giải

Nguyên nhân gây mất cân bằng các chất điện giải là gì?

Nguyên nhân

Nước chiếm hơn một nửa trọng lượng cơ thể bạn. Máu và chất lỏng trong và xung quanh tế bào (gọi là khoang dịch) chứa phần lớn lượng nước này. Thận và gan cũng như các cơ quan và mô khác liên tục di chuyển các chất điện giải vào và ra khỏi tế bào để điều chỉnh mức chất lỏng trong các ngăn.

Một số tình trạng sức khỏe nhất định có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và cân bằng chất điện giải của cơ thể. Khi khoang dịch có quá nhiều hoặc quá ít chất điện giải sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện giải.

Yếu tố nguy cơ

Một số tình trạng sức khroe có thể làm mất cân bằng điện giải trong cơ thể. Bạn có thể có nhiều khả năng bị mất cân bằng điện giải nếu bạn có:

  • Bị bỏng
  • Bệnh ung thư
  • Bệnh tim mạch, suy tim hoặc huyết áp cao
  • Mất nước do không uống đủ chất lỏng hoặc do nôn mửa quá nhiều, tiêu chả , đổ mồ hôi (tăng tiết mồ hôi) hoặc sốt
  • Thừa nước hoặc nhiễm độc nước (uống quá nhiều nước)
  • Rối loạn ăn uống
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan, chẳng hạn như xơ gan
  • Rối loạn sử dụng chất gây nghiện

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị mất cân bằng điện giải. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn tuổi là các nhóm đối tượng thường dễ bị mất cân bằng điện giải hơn. Ngoài ra, những người đang sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng, corticosteroid hoặc thuốc hoá trị cũng có nguy cơ bị mất cân bằng chất điện giải cao hơn.

nguyên nhân mất cân bằng điện giải

Mất cân bằng điện giải có nguy hiểm không?

Người bị mất cân bằng điện giải có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, chuột rút,… Nếu tình trạng mất cân bằng các chất điện giải diễn ra nghiêm trọng hơn, không được điều trị thì có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, gồm có cả co giật, hôn mê và đột tử do ngừng tim.

Nên đến bệnh viện nếu có các dấu hiệu mất cân bằng điện giải nguy hiểm như thay đổi nhịp tim, đau bụng tiêu chảy kéo dài, tê chân liên tục, mệt mỏi thiếu năng lượng,…

Giải pháp điều trị mất cân bằng điện giải

Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào sự mất cân bằng điện giải cụ thể và nguyên nhân. Một số vấn đề liên quan đến mất cân bằng điện giải sẽ được khắc phục tại nhà mà không cần đến bệnh viện điều trị.

Để điều trị tình trạng mất nước, bạn có thể bù nước bằng đồ uống điện giải hoặc dung dịch muối bù nước (ORS) đường uống. Bạn có thể mua gói ORS ở các hiệu thuốc. Nếu tình trạng mất cân bằng điện giải nghiêm trọng hơn, bạn có thể cần phải nhập viện điều trị.

Lúc này, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị mất cân bằng điện giải phù hợp, chẳng hạn như: truyền chất lỏng đường tĩnh mạch để bù nước cho cơ thể, sử dụng thuốc hoặc chất bổ sung, chạy thận nhân tạo để điều chỉnh sự mất cân bằng điện giải do suy thận hoặc tổn thương thận nặng,…

điều trị mất cân bằng điện giải

Cách phòng ngừa mất cân bằng điện giải

Uống đủ nước là cách đơn giải nhất để giúp bạn ngăn ngừa tình trạng bị mất cân bằng các chất điện giải. Đặc biệt nên chú ý bổ sung đủ nước trong trường hợp bạn bị tiêu chảy kéo dài, nôn mửa hoặc đổ mồ hôi quá mức.

Các chất điện giải như kali, natri, magie và canxi,… giúp cơ thể bạn điều hòa chất lỏng. Tình trạng mất cân bằng điện giải có thể ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể và gây nguy hiểm đối với sức khỏe. Do đó, nếu có các triệu chứng này, nên bổ sung chất điện giải cần thiết cũng như đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

Bài viết liên quan