Mâm ngũ quả ngày tết là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Trước là thờ cúng tổ tiên, sau là ước mong năm mới được an khang, thịnh vượng hơn năm trước. Mỗi loại quả khi bày trên ban thờ đều có ý nghĩa riêng, các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng. Vì vậy các gia đình cần hiểu và nắm rõ để gửi gắm ước nguyện, cầu mong của mình trong năm mới. Theo thời gian, dù có nhiều thay đổi về văn hóa nhưng tập tục này vẫn lưu truyền trong gia đình Việt bởi ý nghĩa nhân văn của nó.
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết
Mâm ngũ quả là một trong những phần quan trọng để chưng bày trên bàn thờ gia tiên trong những ngày Tết của người Việt. Nó mang một ý nghĩa chung sâu sắc là dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia chủ và luôn là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta.
Theo quan niệm của nhân gian thì “ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Bởi con số 5 – “ngũ hành” là một con số rất tốt trong quan niệm phong thủy, thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ. Chính vì vậy, mâm ngũ quả ngày Tết nhằm thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở, phát triển. Và cũng bởi thế, cho nên ông cha ta đã chọn 5 loại trái cây để cúng vào đêm giao thừa với ngụ ý rằng: những sản vật này được đúc kết từ biết bao công sức, mồ hôi và nước mắt của người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vạn vật sinh tồn. Từ đó, có thể thấy ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết vô cùng quan trọng và lớn lao biết nhường nào.
Cách bày mâm ngũ quả đơn giản và đẹp
Mâm ngũ quả là mâm trái cây với 5 loại quả khác nhau, được bày biện đẹp mắt và dâng lên ban thờ tổ tiên vào dịp Tết Nguyên đán. Mỗi loại quả bày trên mâm ngũ quả thể hiện mong ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng. Ngày nay, mâm ngũ quả ngày tết còn mang ý nghĩa trang trí cho không gian phòng khách vào những ngày đầu xuân năm mới, bên cạnh ý nghĩa tâm linh.
Đặc biệt, mâm ngũ quả ở ba miền có sự khác nhau nhất định.
- Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc thường gồm các loại trái cây như: chuối, dưa hấu (màu xanh); bưởi, phật thủ, cam, quýt hoặc quất (màu vàng); hồng, ớt hoặc táo tây (màu đỏ); đào hoặc lê (màu trắng); mận hoặc nho (màu đen) với những màu sắc khác nhau và mang những ý nghĩa riêng biệt. Cách bày biện thường là nải chuối được đặt ở dưới cùng, trên nải chuối để quả bưởi ở giữa và xung quanh xếp xen kẽ các loại trái cây khác. Trong mâm ngũ quả miền Bắc, chuối hay phật thủ thể hiện sự che chở của trời đất thiên nhiên cho con người và gia đình sum vầy, đầm ấm, quây quần bên nhau. Ớt, táo tây thể hiện sự may mắn; cam, quýt, quất, hồng thể hiện tài lộc, phú quý còn quả lê, đào tượng trưng cho sự thăng tiến, thành đạt.
- Người miền Trung, khúc ruột miền Trung đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, ít hoa quả nên người dân nơi đây cũng không quá câu nệ hình thức. Vì thế, ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết của họ chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Bởi thế, mâm ngũ quả mỗi nhà lại khác nhau, quả gì cũng được, miễn là tươi ngon. Mâm ngũ quả của các gia đình miền Trung thường có dứa, thanh long, dưa hấu, xoài, bưởi, nho, táo, cam, lê, mãng cầu, chuối xanh.
- Với người miền Nam, khi bày mâm ngũ quả, họ mang theo ước vọng “cầu-sung-vừa-đủ-xài”, nghĩa là mong muốn một năm mới sung túc, đủ đầy. Tương ứng với điều đó, họ sẽ dùng các loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn. Mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện rõ tính bình dị, dân dã và hóm hỉnh.
Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc và đủ đầy.
Mâm ngũ ngày tết thể hiện tấm lòng thành kính tổ tiên
Nhiều gia đình ở Việt Nam hiện nay đã có điều kiện về mặt kinh tế luôn muốn cúng với một mâm ngũ quả xum xuê đầy ắp những trái ngon, “vật lạ” với ước muốn có một năm đầy ắp những thành công và may mắn. Tuy vậy, những gia đình ít có điều kiện hơn vẫn chỉ chọn cho mình một mâm ngũ quả đủ “lễ”.
Sự khác biệt trong mâm ngũ quả cúng từ Bắc chí Nam. Tuy vậy, chỉ cần một mâm ngũ quả với đầy đủ “lễ” như đã nói là đã đạt đến điều kiện đủ, lẽ còn thiếu duy nhất có chăng chỉ là là “tâm thái” và “lòng thành” khi “khấn vái” trước đất, trời để có một năm an lành, vạn sự như ý.
Lắng mình cùng dòng chảy của thời gian, mỗi miền có sự khác biệt về văn hóa, song việc bày biện mâm ngũ quả ngày Tết luôn là một nét văn hóa đặc sắc, thể hiện lời “cầu chúc” cho một năm mới ấm no, hạnh phúc của người dân Việt Nam. Cho dù sinh sống ở phương trời nào, đã là người dân Việt Nam thì sẽ không bao giờ quên được tục lệ này trong dịp Tết nguyên đán nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho bản thân và con cháu mai sau.