Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp tổng hợp thực đơn ăn dặm cho bé một cách đầy đủ các chất dinh dưỡng và kích thích hệ tiêu hóa của bé hoạt động một cách trơn tru. Kiểu ăn này đòi hỏi mẹ phải đầu tư nhiều thời gian và công sức trong thời gian đầu.
Nguyên tắc của phương pháp ăn dặm này
Nguyên tắc của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên được nuôi, trồng như: rau, củ, quả, cá, thịt… mà không cho gia vị vào món ăn. Độ mặn nhạt chủ yếu được lấy từ rau, củ, quả hoặc thịt, cá. Thức ăn không được nêm các loại gia vị như bột canh, bột nêm, muối, mỳ chính, nước mắm, đường, ớt gừng tỏi… Do bé dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, việc nên gia vị vào thức ăn sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu của bé đặc biệt là ảnh hưởng đến thận.
Khi cho bé ăn dặm kiểu này, mẹ phải để bé ngồi ăn 1 chỗ, trong không gian yên tĩnh, tập trung, ít người qua lại, không đồ chơi, không tivi. Cho bé hình thành thói quen ăn đúng giờ và đúng bữa.
Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, phải để bé ngồi im một chỗ (Ảnh minh họa).
Khi nào có thể áp dụng cho bé?
Đối với mẹ Nhật, việc cho bé ăn dặm bắt đầu từ khá sớm. Thông thường, bé sau khi sinh 100 ngày sẽ được tập cho ăn dặm. Ở thời điểm này, mục đích của việc ăn dặm chủ yếu là giúp bé làm quen với mùi vị thức ăn, phát triển khả năng vị giác. Vì vậy, bé chỉ ăn 1 bữa/ngày và sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho trẻ.
Đối với mẹ Việt, do phương pháp ăn dặm kiểu Nhật chưa được phổ biến rộng rãi, nên thời gian ăn dặm tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi bé. Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé có những biểu hiện như: thèm ăn, đòi thức ăn khi thấy người lớn ăn, biết cách ngậm thìa tương đối… Thời gian lý tưởng để tập cho bé ăn dặm là từ 5 – 6 tháng tuổi.
Ưu điểm của phương pháp là gì?
– Không nấu chung hầu hết các loại thức ăn mà nấu riêng rẽ từng thứ ngay từ lúc bé mới tập ăn. Giúp bé có thể làm quen và nhận biết hương vị của từng loại thực phẩm, giúp mẹ định hướng bé thích ăn gì, không thích ăn gì, dị ứng với loại thực phẩm nào.
– Ăn dặm bắt đầu từ trạng thái lỏng tới đặc, mịn tới loãng nên sẽ hạn chế cảm giác nhàm chán, chán ăn ở bé.
– Khi ăn dặm, bé sẽ học được kỹ năng nhai, nuốt thức ăn từ đó tăng cao hiệu suất tiêu hóa thức ăn.
Ăn dặm kiểu Nhật giúp bé học được kĩ năng nhai nuốt, từ đó làm tăng hiệu suất tiêu hóa thức ăn (Ảnh minh họa).
– Giúp bé hình thành các thói quen tốt khi ăn như ăn đúng giờ, đúng bữa, tự ngồi vào bàn, tập trung trong lúc ăn uống…
Hạn chế của phương pháp là gì?
Tại Nhật, các thực phẩm ăn dặm cho bé rất dễ tìm thấy tại các tiệm thuốc hoặc siêu thị. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mẹ có thể sẽ gặp khó khăn hơn để tìm mua thực phẩm đóng gói sẵn phù hợp với từng tháng tuổi của bé. Do đó, nếu theo phương pháp này, các mẹ sẽ phải chuẩn bị tỉ mỉ và đầu tư nhiều thời gian hơn để bé có nguồn thực phẩm ăn dặm đa dạng về chủng loại và phù hợp với độ tuổi.
Lưu ý:
– Khi bé mới tập ăn, nên cho bé ăn một lượng nhỏ sau đó tăng dần theo từng tháng tuổi và nhu cầu.
– Nên lựa chọn thật kĩ các loại đồ ăn an toàn khi đưa bé bốc, tránh các loại quả, hạt nhỏ, cứng, dễ nuốt trọng
– Phải giám sát chặt chẽ quá trình ăn của bé và xử lý nhanh nếu bé có dấu hiệu nghẹn khi ăn.
Trong quá trình cho bé ăn dặm kiểu Nhật, nếu bé ko có các biểu hiện sau: phân đi lỏng, mùi tanh, có chất nhầy, có kèm máu…thì mẹ cũng đừng lo lắng, điều này chứng tỏ bé tiêu hóa tốt, đủ lượng thì đẩy ra ngoài.