Mẹ&Con – “Bé mút tay – Mẹ rút tay”, đây là “công việc” diễn ra thường ngày với những bà mẹ có con thường xuyên mút tay. Mẹ đừng lo, hãy thử một vài mẹo nhỏ dưới đây để việc chăm sóc cũng như dạy con trở nên dễ dàng hơn nhé! Bé vẫn thường xuyên lén mút tay và có dấu hiệu ít vui, ít cười 15 thói quen cực kỳ có hại cho răng 7 thói quen tác động xấu đến sức khỏe

Tác hại từ việc mút tay

Mách mẹ một vài cách "cai" tật mút tay của bé 5

Trẻ có thói quen mút tay là không tốt. (Ảnh minh họa)

Nhiều nghiên cứu cho thấy đa số trẻ có thể an toàn khi ngậm mút ngón tay, nếu chúng chỉ mút tay một cách nhẹ nhàng trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, để trẻ ngậm mút tay khi bàn tay chưa được rửa sạch lại chính là tác nhân khiến trẻ dễ bị các bệnh lây truyền qua đường miệng như bệnh tay chân miệng, bệnh về đường tiêu hóa.

Mút tay quá sâu khiến trẻ dễ bị nôn trớ, đặc biệt là sau khi ăn hoặc bú. Với những trẻ có động tác mút mạnh liên tục, thậm chí nhai hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở ngón tay, răng và hàm.

Mút tay trong thời gian dài, có thể gây biến dạng xương ngón tay, miệng trở nên hô do răng và hàm bị đẩy ra ngoài, thậm chí còn bị rối loạn về phát âm. Ngoài ra, còn ảnh hưởng về mặt tâm lý, bởi mút ngón tay được xem là biểu hiện của xấu hổ, thiếu tự tin và là cái cớ để bạn bè trêu chọc, khiến bé tự ti khi đến trường.

Một số biện pháp để trị tật mút tay ở trẻ

Đánh lạc hướng trẻ bằng đồ vật: Khi mẹ thấy bé bắt đầu hoặc đang mút tay, hãy nhẹ nhàng cầm lấy tay bé, làm bé bận rộn và đừng quên nhờ tới sự hỗ trợ của đồ chơi. Có thể cho bé cầm một quả bóng nhỏ, một dụng cụ đồ chơi hay đơn giản là chỉ cho bé biết cách vỗ tay. Tham gia cùng mẹ vào trò chơi đòi hỏi sử dụng cả hai tay cũng là cách để bé quên đi tật mút tay của mình.

Mách mẹ một vài cách "cai" tật mút tay của bé 6

Khiến con chú ý tới các đồ vật khi bé có ý định mút tay. (Ảnh minh họa)

Nhắc nhở con: Với những bé lớn, mẹ nên nhắc nhở con không được mút tay. Đồng thời, giải thích hậu quả mà hành động mút tay gây ra như thiếu thẩm mỹ, không đẹp mắt, gây hại tới sức khỏe, thậm chí bị các bạn chê cười.

Khuyến khích và động viên bé: Trẻ rất thích được tặng quà, được đi chơi, vì vậy dựa vào tâm lý đó mà bố mẹ nên có cách thông minh để giúp trẻ từ bỏ thói quen mút tay. Mua đồ chơi hoặc cho bé đi chơi công viên là những phần thưởng khi con “cai” được tật mút tay, từ đó bé sẽ có động lực để thực hiện. Chỉ nên khuyến khích, động viên bé, bố mẹ cũng không nên la mắng hay trách phạt bé.

Mách mẹ một vài cách "cai" tật mút tay của bé 7

Không nên la mắng khi trẻ mút tay. (Ảnh minh họa)

Sự hỗ trợ của bạn bè: Tưởng chừng biện pháp này là vô ích, nhưng thực ra nó lại đóng vai trò quan trọng. Bởi trẻ được tiếp xúc nhiều với bạn bè ở trường, bạn bè xung quanh xóm, nếu bé làm quen với các bạn không mút tay sẽ tác động tốt tới bé. Trường hợp bé đã lớn và ý thức được mọi việc, mẹ hãy nhờ tới bạn bè nhắc nhở khi thấy bé mút tay, dần dần bé sẽ từ bỏ được tật này.

Lưu ý:

– Tuyệt đối không được “cai” tật mút tay cho bé bằng cách bôi các chất cay hay phẩm màu vào tay bé, vì chúng có chứa các chất độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe.

– Không nên sử dụng ti giả thường xuyên, vì có thể gây hại cho răng và miệng của bé.

– Bố mẹ không cần phải quá lo lắng, nên kiên nhẫn giúp con từ bỏ được tật mút tay.

Tags:

Bài viết liên quan