Mẹ&Con - Thủy hải sản thường giàu đạm và các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, vì vậy, khẩu phần ăn của bé không nên thiếu các loại thủy hải sản. Tuy nhiên, bé ở độ tuổi nào có thể tiếp thu dưỡng chất của loại thủy hải sản nào, cũng như bé cần phải tránh những loại nào, là những điều mẹ cần nắm rõ để nuôi dưỡng và bảo vệ tốt cho sức khỏe của bé yêu. Biến tấu các món ăn từ cá Món mới với cua nghêu Món ngon từ tôm

1. Bé nên ăn thủy hải sản nào?

– Cá biển là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khỏe do chứa đạm có giá trị sinh học cao, lại rất giàu chất béo không no omega-3. Mẹ nên cho bé ăn cá ít nhất 3 lần/tuần rất có lợi cho sức khoẻ. Đó là chưa kể, các loại cá nhỏ ăn được cả xương còn cung cấp rất nhiều canxi cần cho xương và răng bé phát triển.

– Cá đồng tuy không chứa nhiều chất béo không no omega-3 như cá biển nhưng cũng chứa nhiều chất đạm quý dễ hấp thu, lại ít gây dị ứng hơn cá biển. Để tập cho bé làm quen với việc ăn cá, mẹ nên cho bé ăn cá đồng trước.

Lưu ý quan trọng khi cho bé ăn thủy hải sản 5

– Tôm, cua (biển lẫn đồng) đều rất giàu đạm và canxi, từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ có thể cho bé để cung cấp đầy đủ dưỡng chất và canxi giúp bé phát triển hoàn chỉnh.

– Những loại có vỏ như: Hàu, ngao, hến, trai… chứa nhiều kẽm – 1 vi chất quan trọng đối với trẻ em, mẹ nên cho bé ăn khi đã 1 tuổi.

2. Thủy hải sản nào không nên cho bé ăn?

Có một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm cao, mẹ cần chú ý tránh cho bé ăn phải những loại cá này, chẳng hạn như cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ), cá thu lớn, cá ngừ lớn. Trong mọi trường hợp, dĩ nhiên mẹ nên chọn những loại thủy hải sản còn tươi (còn sống càng tốt), nếu nghi ngờ hải sản không còn đủ độ tươi, mẹ tuyệt đối đừng liều lĩnh cho bé ăn.

Tags:

Bài viết liên quan