Lao vú là một căn bệnh nguy hiểm, tiềm ẩn, khó phát hiện của chị em phụ nữ (Ảnh minh hoạ).
Lao vú là tình trạng vi trùng lao tấn công vào mô tuyến vú, đây là dạng lao ngoài phổi hiếm gặp.
Theo các bác sỹ chuyên khoa, nhiều bộ phận trong cơ thể đều có thể bị lao, như: lao thận, lao xương, lao da… Khi vi khuẩn lao sinh sôi và hình thành ổ bệnh ở vú thì gọi là lao vú.
Lao vú được phát hiện và công bố lần đầu tiên vào năm 1829, từ đó đến nay dù nền y học Việt Nam đã có nhiều bước tiến, nhưng lao vú vẫn còn là thách thức đối với việc chuẩn đoán và điều trị.
Quá trình phát hiện bệnh có thể kéo dài từ vài tháng thậm chí vài năm; lao vú rất dễ nhầm lẫn với ung thư vú và áp xe vú sinh mủ thông thường; thường xảy ra ở một bên vú phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nam cũng có thể bị nhưng rất hiếm (4%).
Lao vú lây nhiễm qua đường nào?
Lao vú có hai loại:
– Lao vú nguyên phát, hiếm xảy ra:
+ Người bệnh đang bị lao phổi, lao xương sườn, từ những ổ lao này vi trùng lao xâm lấn trực tiếp ra mô vú hoặc hạch qua đường rò mủ.
+ Do mặc trang phục áo nịt ngực quá chặt, bó ép vòng 1, gây nóng bức, ngứa, gãi làm trầy xước da khiến vi trùng lao vô tình có ở tay đi thẳng đến vết thương trên da tuyến vú.
– Lao vú thứ phát: lây lan qua 2 con đường:
+ Đường máu: Ổ bệnh nguyên phát phần lớn ở phổi, hạch bạch huyết và các cơ quan mô gần vú. Ổ lao ở xương sườn, xương ngực, màng ngực, nội tạng, khớp vai… Khi hạch bạch huyết các nơi đó bị lây nhiễm vi trùng lao, ảnh hưởng đến tuần toàn bạch huyết, ống vào của hạch bạch huyết biến thành ống ra, bạch huyết chứa vi trùng lao sẽ theo hệ bạch huyết lây lan đến vú.
+ Vi trùng lao cũng có thể từ ngoài qua núm vú, theo ống dẫn sữa xâm nhập vào vú, hoặc qua da xâm nhập vào vú.
Lao vú thường xảy ra sau khi bị lao phổi và các bệnh lao khác. Lao vú thường gặp phụ nữ 19 – 45 tuổi, đặc biệt là phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh nở và cho con bú do giai đoạn này tuyến vú rất phát triển tạo điều kiện cho vi khuẩn lao tấn công.
Thường gặp nhất tổn thương một bên vú, ít gặp bệnh cả hai bên, tỷ lệ mắc lao vú bên phải và bên trái là như nhau.
Các dấu hiện nhận biết bệnh lao vú
– Biểu hiện lâm sàng :
+ Biểu hiện toàn thân: sốt nhẹ, mệt mỏi, ăn uống kém, sụt cân, có thể kèm hạch nách, hạch cổ. Bệnh có thể ho khạc đàm kéo dài nếu có lao phổi đi kèm.
+ Biểu hiện tại vú: đau vú hoặc sờ thấy khối ở vú, biểu hiện viêm tấy hoặc áp xe vú tái đi tái lại tạo lỗ dò chảy dịch, loét da quanh vầng vú gây sẹo xơ biến dạng vú.
– Biểu hiện lâm sàng: dạng cục, dạng lan tỏa và dạng xơ cứng
Phương pháp điều trị và theo dõi:
Phương pháp điều trị:
Nếu tìm thấy vi trùng lao ở vú, bạn sẽ được điều trị lao miễn phí theo Chương trình phòng chống lao quốc gia.
Nếu lao vú để lâu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể rò ngược trở vào lồng ngực, gây lao ở lao màng phổi, lao phổi, thậm chí vi trùng lao vào đường máu và có thể gây lao màng não.
Bệnh phát hiện sớm và điều trị tốt bởi các bác sĩ chuyên khoa lao sẽ giảm thiểu biến chứng này.
Lao vú chủ yếu điều trị bằng nội khoa: điều trị với thuốc kháng lao tối thiểu sáu tháng. Công thức điều trị như lao phổi. Tuy nhiên, trong quá trình dùng kháng lao, tùy theo diễn tiến bệnh có thể phải can thiệp ngoại khoa, điều này do bác sĩ lâm sàng quyết định.
Điều trị ngoại khoa: chủ yếu là rạch dẫn lưu ổ áp xe, rạch xóa đường dò, bóc lấy khối u ở vú … Đối với những trường hợp này thường để lại tổn thương sẹo xấu co rút ở vú.
Mặc áo ngực vừa vặn, thoáng mát, để hạn chế gây lao vú (Ảnh minh hoạ).
Theo dõi điều trị:
Bệnh nhân tái khám mỗi tháng nếu không có diễn tiến xấu. Siêu âm lại vú mỗi 3 tháng để đánh giá, xét nghiệm lại chức năng gan nếu có biểu hiện chán ăn, ăn uống không tiêu, vàng da vàng mắt …
Không nên mặc áo ngực trong khi còn tổn thương ở vú, hoặc nếu dùng nên mặc áo ngực thoáng, mát, kích cỡ vừa phải, không gây gò bó cho vòng 1.