Mẹ&Con – Bảo quản sữa mẹ được vắt ra nếu không thực hiện đúng cách sẽ khiến sữa bị biến chất. Do vậy, trong bài viết này, Mẹ&Con sẽ chia sẻ cùng mẹ cách vắt và bảo quản sữa mẹ giúp bảo toàn được tối đa các dưỡng chất sẵn có. Top 8 thực phẩm tuyệt vời giúp nguồn sữa mẹ dồi dào Tăng nguồn sữa cho con Làm sao cho con chịu uống sữa?

Chăm con vất vả, đảm bảo được nguồn sữa dồi dào và chất lượng cho con lại càng vất vả bội phần.

Chị Ngọc Ánh (Quận 3, TP HCM) phải đi làm khi con gái được hơn 4 tháng tuổi. Chị không muốn cho con dùng sữa công thức nên quyết định vắt sữa để trong ngăn mát tủ lạnh và nhờ bà nội hâm nóng mỗi lần cho con uống. Chị chia sẻ, mặc dù biết chất lượng sữa mẹ khi vắt ra và bảo quản trong tủ lạnh sẽ giảm chất lượng nhưng vẫn tốt hơn sữa công thức nên vẫn cố gắng cho con bú sữa mẹ tối đa, vả lại bé nhà chị cũng không thích ăn sữa công thức bằng sữa mẹ. Ngoài ra, chị vẫn cho bé bú trực tiếp trước và sau khi đi làm về. Tuy nhiên, gần đây chị lại cảm thấy vô cùng lo lắng khi con bú sữa mẹ vắt ra mà vẫn tăng cân ít và chậm.

Tương tự như chị Ánh, nhiều bà mẹ hiện đại cũng không còn xa lạ với việc vắt rồi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh khi bận làm việc hoặc đi công tác. Thế nhưng, không phải mẹ nào cũng biết cách bảo quản khoa học để bé có được lượng sữa thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Nắm được những vấn đề này của các mẹ, trong bài viết này, Mẹ&Con sẽ chia sẻ cách giúp mẹ giữ nguyên dinh dưỡng và kháng thể với sữa trữ lạnh để yên tâm khi cho con ăn.

Chuẩn bị trước khi vắt/hút sữa cho con

– Trước khi vắt/hút sữa cho con, mẹ cần chuẩn bị sẵn những vật dụng để đựng sữa, bao gồm bát, ly, cốc, bình đựng sữa, túi trữ sữa…

– Tiếp theo, mẹ nên rửa sạch các vật dụng vừa chuẩn bị bằng nước rửa chuyên dụng. Sau đó, mẹ rót nước sôi vào để tiệt trùng vật dụng trữ sữa hoặc có thể dùng máy tiệt trùng để sạch hơn.

– Lau hoặc để khô các vật dụng trên.

– Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn và nước sạch rồi lau khô.

– Dù vắt sữa mẹ bằng tay hay bằng máy hút sữa, mẹ cũng nên massage nhẹ nhàng ở đầu ti hoặc chườm ấm bằng chiếc khăn xô nhúng nước nóng, vắt ráo rồi úp lên. Cách làm này sẽ giúp lượng sữa về nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Các bước vắt sữa

Vắt sữa mẹ bằng tay

sua 

Vắt sữa mẹ bằng tay. (Ảnh minh họa)

– Đặt ngón tay cái ngay trên núm vú, gần quầng vú,  ngón trỏ dưới núm vú tạo thành hình chữ C. Các ngón tay còn lại đặt phía dưới bầu ngực.

– Khi vắt sữa, mẹ dùng ngón trỏ và cái ấn rồi nhả vào quầng vú nhịp nhàng giống khi em bé bú mẹ.

– Vắt luân phiên mỗi bên ngực từ 5-7 phút cho đến khi sữa cạn hoàn toàn.

Vắt sữa mẹ bằng máy hút sữa

sua 

Vắt sữa mẹ bằng máy hút sữa. (Ảnh minh họa)

– Trước tiên, mẹ bật máy ở nấc nhỏ cho tới khi sữa về thì tăng dần từ từ đến mức mà đầu ti có thể chịu đựng được.

– Hút mỗi bên ngực khoảng 5 phút cho đến khi hết hẳn sữa. Sau đó nghỉ 3-5 phút thì hút lại mỗi bên thêm lần nữa. Lớp sữa ở lần hút này sẽ có màu vàng, đặc chứa nhiều chất bổ dưỡng để bé tăng cân.

Cách bảo quản sữa mẹ đúng cách sau khi vắt ra

sua 

Bảo quản sữa mẹ đúng cách sau khi vắt ra. (Ảnh minh họa)

– Đổ sữa vừa vắt/hút vào bình thủy tinh, bình nhựa cứng hoặc hoặc túi trữ sữa chuyên dụng. Mẹ lưu ý tránh đổ sữa quá đầy bình, nên chừa lại một khoảng trống, bởi sữa đông lạnh có thể tích lớn hơn sữa bình thường.

– Thời gian bảo quản sữa mẹ để giữ được chất lượng tốt nhất phụ thuộc vào nhiệt độ sữa được cất trữ. Cụ thể:

+ Nhiệt độ phòng >29 độ C: để sữa được tối đa 1 giờ.

+ Nhiệt độ phòng máy lạnh <26 độ C: để sữa được tối đa 6 giờ

+ Dùng túi đá khô để vận chuyển sữa: được tối đa 24 giờ.

+ Cất sữa trong ngăn mát tủ lạnh: được tối đa 48 giờ.

+ Trữ sữa mẹ đông trong ngăn đá tủ lạnh nhỏ 1 cửa: được tối đa 2 tuần.

+ Trữ sữa mẹ đông trong ngăn đá tủ lạnh 2 cửa (ngăn đá có cửa riêng): được tối đa 3 tháng.

+ Trữ sữa mẹ trong tủ đông chuyên dụng (tủ lạnh dành riêng để trữ đông thức ăn) để trữ sữa mẹ: được tối đa 6 tháng.

Cách rã đông sữa mẹ trong tủ lạnh

sua 

Ngâm bình/ túi trữ sữa vào một bát nước ấm. (Ảnh minh họa)

Bước 1: Với túi trữ sữa/ bình trữ sữa bảo quản trong ngăn đá thì trước khi cho bé bú nên đưa xuống ngăn mát để sữa tan dần, tránh nhiệt độ thay đổi đột ngột làm mất chất trong sữa mẹ.

Bước 2: Làm ấm bằng cách ngâm bình/ túi trữ sữa vào một bát nước ấm khoảng 40 độ C. Không phải nước nóng 100 độ C, mẹ nhé!

Những lưu ý khi dùng sữa mẹ trữ đông

– Không trữ đông phần sữa mẹ vắt ra mà bé bú dư; vì trong quá trình bé bú, vi khuẩn trong miệng bé có thể xâm nhập vào sữa làm hư sữa.

– Không hoà chung sữa mới vắt và sữa đã trữ đông.

– Khi rã đông xong không lắc mạnh để bảo vệ cấu trúc các dưỡng chất có trong sữa mẹ.

– Trường hợp mất điện, mẹ có thể chuyển sữa trong ngăn đá vào thùng giữ lạnh và mua đá cây về giữ cho sữa không bị chảy. 

– Nên ghi ngày, tháng vắt sữa lên túi để tiện cho việc theo dõi thời gian dùng sữa sau này.

-Để bảo quản sữa mẹ đúng cách, mẹ nên dùng túi trữ sữa chuyên dụng có khoá zip hoặc loại bình trữ sữa chuyên dụng. Tuyệt đối không đựng trong bịch nilon hoặc chai nước suối chưa tiệt trùng.

Chúc bé hay ăn chóng lớn!

Tags:

Bài viết liên quan