Mẹ và Con - Có bao giờ bạn muốn từ bỏ thói quen xấu, nhưng lại chưa tìm ra phương pháp phù hợp? Bài viết này sẽ giúp bạn.   

Theo phân tích từ các chuyên gia, thói quen chính là những hành động lặp đi lặp lại một cách có ý thức, lâu dần sẽ trở thành hành động vô thức. Song song với những thói quen tốt như tập thể dục đều đặn, ăn sáng đúng giờ…thì vẫn còn tồn tại những thói quen xấu. Vậy, làm thế nào để từ bỏ thói quen xấu một cách triệt để?  

Thói quen xấu là gì? 

Như đã nói, mỗi người chúng ta luôn tồn tại những thói quen lành mạnh, bên cạnh những thói quen xấu. Ban đầu, thói quen xấu là một hành động được thực hiện lặp lại có ý thức, nhưng sau đó sẽ chuyển dần thành thói quen và được thực hiện một cách vô thức. Điều này cực kỳ có hại. 

Những thói quen xấu thường gặp, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần của chúng ta có thể kể đến như: Bỏ bữa, lười vận động, thức khuya, ngủ không đủ giấc, hút thuốc lá, nặn mụn hay sử dụng chất kích thích, bia rượu…

Lúc này, câu hỏi được đặt ra là, chúng ta cần phải làm gì để có thể từ bỏ thói quen xấu? Từng bước xây dựng một cuộc sống nề nếp và lành mạnh hơn? 

từ bỏ thói quen xấu

Có thể nói, việc từ bỏ thói quen xấu, dù nhiều hay ít cũng không bao giờ là điều dễ dàng. Thế nhưng, nếu chúng ta hiểu cách thói quen được hình thành như thế nào, thì việc chúng ta đối mặt với quá trình này sẽ khả quan hơn.

Xem Thêm:

Những thói quen xấu được hình thành như thế nào?

Yếu tố kích hoạt: Nó có thể là hành vi có ý thức như ăn khi đói hoặc hay lo lắng trước một sự việc không như ý.

Lặp lại: Đây là hành động đi liền với yếu tố kích hoạt. Ví dụ cắn móng tay khi lo lắng. Sự lặp đi lặp lại của hành vi sẽ tạo thành thói quen.

Thành quả đạt được sau 1 hành vi sẽ củng cố thói quen. Nếu điều bạn làm tạo cảm giác vui thích hoặc giảm stress, sự phóng thích của dopamine trong bộ não khi làm những việc đó sẽ khiến bạn muốn lặp lại các hành vi này nhiều hơn.

Học cách bỏ thói quen xấu

Từ bỏ thói quen xấu bằng cách xác định yếu tố kích hoạt

Đầu tiên, để có thể từ bỏ thói quen xấu, bạn cần xác định yếu tố kích hoạt hình thành thói quen xấu. Và để làm được điều này, bạn cần dành ra một khoảng thời gian vài ngày để ghi chép cẩn thận lại tất cả những hành vi của mình. 

Theo đó, bạn có thể trả lời những câu hỏi cơ bản theo gợi ý sau: 

  • Hành vi của bạn thường sẽ xảy ra ở nơi nào?
  • Hành vi đó sẽ diễn ra vào lúc nào trong ngày?
  • Bạn cảm thấy thế nào khi thực hiện hành vi đó?
  • Hành vi của bạn có gây ra bất kỳ tác động nào đến người khác không? 
  • Thông thường, hành vi đó có xảy ra ngay sau một việc gì đó hay không?

thói quen xấu là gì

Cụ thể, nếu bản thân bạn muốn từ bỏ thói quen xấu là thức khuya quá 12 giờ đêm. Bạn cần quan sát, theo dõi và ghi chép thói quen này. Nếu bản thân bạn nhận ra rằng, mình có xu hướng thức khuya khi bắt đầu xem truyền hình, lướt điện thoại, trò chuyện với bạn bè sau bữa tối, nhưng lại ngủ sớm hơn nếu thay thế bằng các hành vi khác như: đi bộ, đọc sách, nghe nhạc thiền…

Lúc này, bạn cần biết rõ bản thân nên dừng lại các hành vi ảnh hưởng đến thói quen thức khuya như xem tv, và tắt điện thoại sau 9 giờ tối trong tuần. Theo đó, chỉ với việc loại bỏ các yếu tố kích hoạt này, chúng sẽ sẽ bạn dần dần từ bỏ được thói quen xấu thức khuya một cách tự nhiên. 

Ý thức rõ tác hại của thói quen xấu

Để từ bỏ thói quen xấu, bạn cần ý thức rõ ràng tác hại của thói quen xấu có thể mang lại. Song song đó, bạn cũng nên tập trung vào mục tiêu, giá trị và lợi ích mà bản thân đạt được sau khi từ bỏ được những thói quen xấu đó.

Với cách này, bạn cần liệt kê ra giấy tất cả những lý do mà bạn muốn thay đổi thói quen xấu, cũng như những lợi ích mà bạn có thể đạt được. Tiếp đến, hãy dán tờ giấy mục tiêu này lên vị trí dễ nhìn thấy nhất như: bàn làm việc, gương, cửa phòng…

Việc nhìn thấy danh sách này một cách thường xuyên sẽ giúp bạn có thêm động lực, từ đó củng cố niềm tin để quyết tâm từ bỏ thói quen xấu hơn. 

Xây dựng thói quen tốt để từ bỏ thói quen xấu 

Theo các chuyên gia, con người sẽ dễ dàng từ bỏ thói quen xấu, thay đổi hành vi của bản thân hơn khi chúng ta biết thay thế chúng bằng một thói quen mới. 

Ví dụ như, nếu bản thân bạn thường xuyên không thể cưỡng lại những món ăn vặt như bánh ngọt, kẹo trong khi đang khi làm việc. Lúc này, nếu chúng ta tập trung vào suy nghĩ, cố gắng để không hướng sự chú ý của mình đến kẹo, và bạn sẽ có xu hướng muốn ăn kẹo trở lại khi bạn căng thẳng, cũng như lúc cơ thể không kiềm chế được cơn đói. 

Thay vào đó, bạn có thể cho phép bản thân ăn vặt, nhưng theo một cách lành mạnh và khoa học hơn. Thay vì ăn kẹo, bánh ngọt thì có thể thay thế bằng sữa chua, các loại hạt hay gạo lứt chiên giòn chẳng hạn. 

Theo các chuyên gia, việc chúng ta lặp đi lặp lại hành vi mới sẽ giúp sớm hình thành thói quen mới theo một cách tích cực hơn. Sau khi nhận thấy bản thân đã có được nhiều năng lượng hơn từ thói quen ăn vặt lành mạnh, thì lúc này sự thèm muốn những món ăn kém lành mạnh khác sẽ nhanh chóng giảm đi đáng kể. 

tác hại của thói quen xấu

Làm việc quá sức, không có kế hoạch cũng là một thói quen xấu cần từ bỏ. 

Không sợ mắc sai lầm 

Có thể nói, việc từ bỏ thói quen xấu không bao giờ là dễ dàng. Đây là việc làm đòi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn, bao dung với những yếu mềm của bản thân. Những khi cảm thấy bản thân có dấu hiệu quay trở lại với thói quen cũ, bạn hãy tự hỏi chính mình rằng, tại sao và phải làm gì khác để giữ bản thân tiếp tục thay đổi, hướng đến điều tích cực hơn.

Thực tế, bạn đang cố gắng từ bỏ thói quen xấu là hút thuốc lá và đã thành công. Trong suốt 3 ngày liền bạn không dùng thuốc lá, nhưng đến ngày thứ 4 bạn lại bắt đầu hút một điếu và sau đó tự cảm thấy bản thân thật tệ vì đã không giữ được lời hứa.

Vào những lúc như thế, lời khuyên dành cho bạn là hãy nhớ rằng việc hút một điếu thuốc hôm nay không đồng nghĩa với việc những ngày qua bạn đã không cố gắng. Và việc hút 1 điếu trong 4 ngày đã là tốt hơn rất nhiều so với thói quen ngày nào cũng hút thuốc trước đó. 

Mọi sự nỗ lực, dù nhỏ nhất cũng đều đáng ghi nhận. Hãy nhớ điều đó và tiếp tục cố gắng nhé. 

Mẹ và Con hy vọng thông quan bài viết này, các bạn sẽ học được cách từ bỏ thói quen xấu, hình thành những sinh hoạt lành mạnh để có được một sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần luôn khỏe mạnh.

Bài viết liên quan