Bạn không có đủ sự tin tưởng…
Đầu tiên bạn hãy xem xét về việc sếp không tin bạn, các dấu hiệu rõ nhất là sếp thường phân công cho bạn những công việc chất lượng thấp hơn những đồng nghiệp khác. Hay bạn có thể thấy những dấu hiệu khác như: bị sự giám sát chặt nhiều hơn,… Đặc biệt trong việc ghi công bạn cũng ít được công nhận hơn từ đó cơ hội thăng tiến cũng bị cản trở.
Nếu gặp những dấu hiệu trên bạn nên nghiêm túc thực hiện các biện pháp sau. Trong cuộc họp lập kế hoạch kế tiếp – giả sử, trong lúc thảo luận về kế hoạch phát triển hàng năm hoặc trong cuộc họp trực tiếp hàng tháng – hãy xác định rõ điều sếp muốn bằng cách hỏi họ: “Tôi có thể giúp tăng thêm giá trị trong việc này như thế nào?” hoặc “Sếp nhận thấy việc nào quan trọng nhất dành cho tôi?”
Nếu bạn nhận nhiệm vụ mới, hãy thắc mắc cụ thể. “Sếp muốn nhìn thấy kết quả ra sao để đánh giá là tốt?” Sử dụng các câu hỏi định hướng tương lai để chứng tỏ bạn có thể làm tốt hơn điều sếp thường nghĩ về bạn. Khi sếp có chút do dự, hãy nhanh chóng khẳng định bằng câu bắt đầu bằng: “Ngay từ bây giờ, tôi sẽ …”
Một khi rõ ràng về những điều mong đợi, bạn cần có một chiến dịch toàn diện để nâng cao nhận thức của sếp. Hãy thể hiện cho sếp thấy những kiến thức, kỹ năng, hoặc kinh nghiệm cần có để đạt được thành công. Ghép một điểm mạnh cùng với một điểm yếu.
Ví dụ, bạn có thể nói, “Tôi có 3 năm kinh nghiệm về các nhà cung cấp này, tôi tự tin ở mặt đó. Nhưng tôi cần liên hệ ai để tiếp cận khách hàng này?”. Mặc dù có vẻ phản trực giác khi chỉ ra điểm yếu của bạn nhưng làm vậy sẽ xoa dịu nỗi lo về việc bạn đang cố khoa trương năng lực. Ngoài ra, mượn uy tín từ người sếp tin tưởng để hỗ trợ bạn cũng là một chiến lược khôn ngoan.
Nên cập nhật thường xuyên các bước tiến trong dự án. Hãy hỏi, “Đây là suy nghĩ của tôi về cách tiếp cận, nhưng sếp có muốn bổ sung điều gì không?”. Hãy bình tĩnh và trung thực trong những cập nhật này để thể hiện bạn có thể tự tin vào khả năng làm việc của bản thân. Rụt rè ở giai đoạn này chỉ tạo nên nỗi lo cho sếp.
Có những việc nên và không nên làm nếu sếp không có niềm tin vào bạn. Mặc dù có vẻ không công bằng nhưng không nên phản đối những nhiệm vụ không có giá trị. Nguy cơ là bạn khiến sếp trở nên phòng thủ, không giao cho bạn việc khó hơn.
Thay vào đó, hãy rõ ràng và sẵn sàng phấn đấu. Nếu như sếp không tin bạn, đừng cố vội thay đổi tình thế. Thay vào đó, hãy đạt tiến bộ đều đặn bằng cách làm rõ kỳ vọng của sếp, thể hiện năng lực và đạt được danh tiếng như người làm được việc.
Bạn không bộc lộ được ưu điểm của mình…
Còn nếu lý do là sếp không thích bạn thì bạn có thể xem xét những dấu hiệu như giao tiếp ánh mắt, bạn thấy rằng sếp thường “ngó lơ” ánh mắt của mình. Trong khi đối với các thành viên khác thì sếp thường dừng ánh mắt lại rất lâu.
Một cách kiểm chứng khác là sếp dường như tránh dành thời gian tương tác với bạn, ví dụ như họ bước ra khỏi phòng giải lao khi bạn bước vào. Cũng có khả năng là sếp chỉ không có cảm tình với bạn. Điều này đặc biệt phổ biến khi có khoảng cách về tuổi tác, giới tính, văn hóa hay phong cách.
Tuy nhiên, trước khi bạn có quá nhiều trực giác về việc sếp không thích bạn, hãy chắc chắn sự khác biệt thực sự giữa cách sếp đối xử với bạn so với người khác. Có vài sếp lúng túng khi giao tiếp chung chứ không chỉ riêng bạn.
Nếu bạn muốn gia tăng mối quan hệ với sếp, hãy bắt đầu bằng cách trò chuyện về các vấn đề công việc. Chú ý đến những đề tài nào khiến sếp thấy hứng thú và tạo cơ hội tiếp cận sự phấn khích đó. Theo sát các lĩnh vực yêu thích liên quan đến công việc sẽ khiến các thắc mắc của bạn có vẻ bớt khó xử hơn so với việc bạn bắt đầu tìm hiểu cuộc sống cá nhân của sếp.
Khi lắng nghe, hãy chú ý đến những điều sếp xem trọng. Suy ngẫm lại những điều bạn học được cho thấy bạn rất hứng thú và quan tâm. Các khoản đầu tư của bạn trong việc khám phá những điều sếp quan tâm sẽ giúp bạn điều chỉnh các tương tác của mình để phù hợp hơn với phong cách của họ. Bạn cũng sẽ tận dụng thực tế con người thường có xu hướng thích những người thích mình. Nói thẳng ra, nếu bạn muốn sếp thích bạn, hãy thích họ trước.
Bây giờ, khi đã có ý tưởng về những gì cần nói để tạo mối quan hệ bền chặt hơn, hãy quan tâm đến ngôn ngữ cơ thể. Chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể Mark Bowden khuyên nên sử dụng cử chỉ lòng bàn tay mở trên cao vì chúng sẽ khiến sếp có thiện cảm hơn với bạn. Một lựa chọn khác là dựa theo dấu hiệu về sở thích của họ trong giao tiếp bằng mắt.
Tất nhiên, vài người ngại giao tiếp bằng mắt. Nếu sếp bạn rơi vào trường hợp này, những nỗ lực chạm ánh mắt của họ có thể sẽ trông quá hung hăng hoặc gây căng thẳng. Giả dụ có gặp phải tình huống như vậy, hãy cân nhắc kỹ về việc trò chuyện trong lúc đối mặt song song cùng với sếp. Ngồi cạnh họ trong phòng hội nghị (thay vì đối diện) hoặc trò chuyện trong lúc đi cạnh nhau. Để ý các tín hiệu của sếp và điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể phù hợp sẽ giúp bạn củng cố thêm mối quan hệ.