Mẹ&Con - Người bảo hết tháng đầu tiên không được gội đầu. Người cho rằng chỉ cần 4 ngày là đã có thể gội rồi. Người bảo nên hơ than cho ấm. Người lại nhắc nhở tuyệt đối không được hơ than. Sau sinh là giai đoạn có rất nhiều những lời khuyên… trái chiều khiến bạn hoang mang. Sinh xong có nên kiêng tắm? 5 bí kíp đơn giản đánh bại nỗi lo mất dáng sau sinh Kiểu tóc nào phù hợp cho mẹ sau sinh?

 Vậy thì hãy cùng bác sĩ điểm lại một số thứ cần và không cần kiêng cữ nhé. 

kieng-cu-sau-sinh-nhung-dieu-nen-va-khong-nen

Nên / Không nên

Vì sao?

Không nên kiêng đến cả tháng trời không tắm /  gội đầu.

Sản phụ không tắm sẽ cảm thấy rất bức bối, khó chịu. Sản dịch ra, mồ hôi, sữa, tế bào bong nếu không vệ sinh, lau rửa còn dễ dẫn đến nhiễm trùng cho em bé.

Tuy nhiên, chỉ nên rửa thân dưới trong 3 ngày đầu sau sinh do còn đau đớn, mệt mỏi. Từ ngày thứ 4, có thể tắm và gội được trong phòng kín, tránh gió lùa dẫn đến cảm lạnh. Bạn lưu ý, riêng với sinh mổ, có thể nằm ngửa để gội đầu, lau mình mẩy, nhưng chỗ vết mổ thì cần chờ cho đến khi vết mổ hoàn toàn lành sẹo mới làm ướt nước (tắm toàn thân).

Không nên tắm và gội đầu cùng một lúc.

Sản phụ sau sinh còn rất yếu, do đó nên chia việc tắm và gội đầu ra làm 2 lần (hôm nay tắm, mai gội đầu) để tránh mất sức và cảm lạnh. Có thể nhờ người giúp bạn gội đầu. Khi gội đầu nên dùng đầu ngón tay (không phải móng tay) xoa nhẹ da đầu để làm sạch các tế bào chết và thoáng lỗ chân lông.

Nên sử dụng nước ấm, nấu với gừng để tắm.

Sau sinh, cơ thể mất lượng máu lớn, cơ thể suy nhược nên khí huyết còn rất yếu. Việc bổ sung những thành phần ấm, nóng sẽ giúp tăng khí huyết, lưu thông máu tốt hơn. Việc dùng nước ấm, nếu pha thêm một chút gừng trong ấy sẽ có tác dụng giúp giữ ấm cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn thấy quá bất tiện thì việc tắm bằng nước ấm cũng đã tốt rồi (sản phụ sau sinh tuyệt đối không tắm nước lạnh dù thấy người nóng bức).

Không nên tập thể dục để lấy lại dáng trước 6 tuần sau sinh.

6 tuần là cột mốc tối thiểu nhất để bắt đầu các bài tập thật nhẹ nhàng, trước đó bạn hoàn toàn chưa nên tập thể dục vì cơ thể chưa hồi phục lại kịp. Tuy nhiên, không nên lắc vòng trước 6 tháng.Vì khi có thai, cột sống của người phụ nữ bị cong ra trước, các dây chằng bị dãn, các đĩa đệm giữa các đốt sống ngấm nước, dễ bị thoát vị đĩa đệm nếu vận động mạnh và thay đổi tư thế đột ngột. Lưu ý dù tập động tác nào, bà mẹ cũng cần tránh vận động mạnh, giữ cho cột sống ổn định.

Hạn chế dùng máy tính sớm. Không nên xem tivi, đọc sách quá lâu.

Sau sinh, sản phụ cần thời gian thư thái, nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe. Việc xem tivi sẽ bắt đầu óc và cả mắt “làm việc” quá sớm. Tương tự với đọc sách, ngồi máy vi tính. Thay vào những cách “giải trí” này, bạn nên thư giãn bằng cách nghe nhạc êm dịu. Tuyệt đối không nên ngồi máy tính quá lâu để làm việc trong thời gian bạn mới sinh xong cho đến khi được tối thiểu hết tháng đầu.

Nên nhét bông vào tai, tránh tiếng động mạnh và quấn khăn, đeo kính râm khi ra đường.

Đây là những lời khuyên mang tính dân gian nhưng hợp khoa học và vẫn được các bác sĩ, nữ hộ sinh hướng dẫn cho sản phụ thực hiện sau sinh. Việc tránh tiếng động mạnh, nhét bông vào tai để tránh ảnh hưởng thính giác. Đeo kính râm để bảo vệ mắt, quàng khăn để tránh gió lùa cũng là việc nên làm để bảo vệ sức khỏe.

Có thể xông hơi sau 7 ngày, trong phòng kín gió.

Việc xông hơi sẽ giúp tuần hoàn máu, trao đổi chất và giải độc sau sinh. Tuy nhiên, nên tắm trước khi xông hơi và chỉ xông nhanh, không xông quá lâu. Sau khi xông hơi, chỉ dùng khăn lau mồ hôi, không nên tắm lại vì dễ bị cảm lạnh, tê buốt.

Nên giữ ấm vùng bụng, massage nhẹ nhàng với vùng bụng.

Massage bụng nhẹ nhàng lúc này giúp co hồi tử cung, đẩy sản dịch ra nhanh. Massage vùng bụng kết hợp mang đai quấn bụng muối trong suốt thời gian ở cữ, ít nhất 8 tiếng/ngày có thể giúp vùng bụng săn chắc lại nhanh, mau chóng lấy lại vóc dáng.

Nên ăn những thức ăn có tính “ấm”.

Những món được khuyến khích cho sản phụ sau sinh là: gừng, tỏi, nhân sâm, cà rốt, nấm tươi, dầu vừng. Có nhiều thực đơn tốt cho sản phụ như gà nấu gừng, chân giò hầm đu đủ, cháo gà, vịt om với nấm nhằm giúp cho máu lưu thông và cơ thể ấm áp. Cháo nấu với nhân sâm, gà nấu với tỏi và tiêu cũng là những món ăn phổ biến.

Không nên ăn cá thu, cá ngừ, cá mập…

Những loại cá biển này chứa thủy ngân hay độc tố, dễ ảnh hưởng đến sản phụ sau sinh.

Nên ăn nhiều rau củ quả.

Việc ăn nhiều rau củ quả sẽ giúp tránh nguy cơ bị táo bón trong giai đoạn này. Ngoài ra, các loại rau củ quả thường dễ ăn, chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe.

Nên vận động nhẹ nhàng sau sinh 6 tiếng.

Vận động sớm sau sinh rất cần thiết, nhằm phòng ngừa nhiều nguy cơ như huyết khối tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi, hoặc cả táo bón và bí tiểu. Trừ sản phụ bị băng huyết sinh khó, còn lại sau khi sinh 6 tiếng nên vận động nhẹ nhàng. Có thể đi bộ chậm rãi lúc này để tăng nhu động ruột, tránh bị khó tiêu hóa, trướng bụng, táo bón.

Không nên ngồi xổm trước 6 tuần.

Khi mang thai, cơ thể tăng lên ít nhất 9kg. Cùng với sự phát triển của tử cung, các dây chằng có vai trò giữ tử cung bị dài ra, lại bị ngấm nước do ảnh hưởng nội tiết thời kỳ thai nghén. Sau khi sinh, cần có thời gian để các dây chằng và bộ phận sinh dục co hồi lại. Tư thế ngồi xổm làm tăng áp lực đè xuống vùng bụng dưới và sàn chậu khiến các tạng bên trong dễ sa xuống dưới và ra ngoài, gọi là sa sinh dục. Để phòng, sản phụ nên tránh ngồi xổm ít nhất 6 tuần sau sinh.

Không nên đi làm lại quá sớm.

Không phải vô cớ mà thời gian nghỉ thai sản của chị em được nâng từ 4 tháng như trước đây thành 6 tháng. Phụ nữ sinh xong cơ thể rất yếu, cần rất nhiều thời gian để hồi phục nhẹ nhàng lại từ từ. Ngoài ra, việc bạn có nhiều thời gian nghỉ sinh sẽ giúp bạn chăm sóc con được tốt hơn, kéo dài thời gian bé bú mẹ hoàn toàn lên thành 6 tháng. Dù bận rộn với công việc, bạn cũng không nên chủ quan mà đi làm lại quá sớm sau khi sinh. Hi sinh một chút thời gian, một chút sự nghiệp lúc này sẽ giúp bạn bảo đảm phục hồi sức khỏe và dành cho bé yêu những chăm sóc tốt nhất đầu đời.

Tags:

Bài viết liên quan