Mẹ&Con – Cân nặng trong thời gian mang thai quyết định đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Do đó, Me&Con mách bạn bí quyết kiểm soát cân nặng sau đây để thời kỳ "bầu bí" diễn ra thật thuận lợi và bé yêu thật khỏe mạnh. Những loại rau củ mẹ bầu tuyệt đối đừng ăn 6 cách “vượt stress” khi mang thai Yoga cho mẹ bầu

Phụ nữ khi mang thai hầu như đều có suy nghĩ chung là “ăn cho hai người” nên ăn càng nhiều càng tốt, bất kể món ăn nào. Chính điều này đã làm cho mẹ tăng cân không kiểm soát, dẫn đến nhiều nguy cơ như béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, khó sinh… Ngược lại, những phụ nữ không tăng đủ cân trong thai kỳ sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân, nguy cơ dị tật thai nhi tăng cao, phát triển thể chất và trí tuệ kém… Vậy làm sao để kiểm soát cân nặng khi mang thai tốt nhất? Mời mẹ cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Số cân nặng mẹ bầu nên tăng trong thai kỳ

me-bau

Kiểm soát tốt cân nặng khi mang thai đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. (Ảnh minh họa)

Giai đoạn

Số cân năng cần tăng/giai đoạn

3 tháng đầu thai kỳ (Từ tuần thứ nhất – sau kỳ kinh nguyệt cuối đến tuần thứ 12)

Khoảng 1,5 – 2,5 kg

3 tháng giữa thai kỳ (từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 25) 

Khoảng 5 – 6,5 kg

3 tháng cuối thai kỳ (từ tuần thứ 26 trở đi)

Khoảng 4 – 5kg

Việc tăng cân trong giai đoạn mang thai còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, cân nặng trước khi mang thai… của người mẹ. Nhìn chung, thai phụ đã có mức cân nặng trung bình (18 < BMI < 25) trước khi mang thai thì chỉ nên tăng khoảng 11 – 16kg trong suốt thai kỳ. Với thai phụ có mức cân nặng quá thấp (BMI < 18) trước khi mang thai thì trong giai đoạn chín tháng thai kỳ này nên tăng khoảng 12 – 18kg.

Còn trường hợp thai phụ thừa cân (BMI > 25) trước khi mang thai thì chỉ nên tăng khoảng 7 – 11kg trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe. Nếu thai phụ mang song thai thì nên tăng 16 – 20kg trong suốt thời gian mang thai. Ngoài ra, với một số trường hợp đặc biệt khác, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để tăng cân hợp lý hơn. Thông thường, cân nặng lý tưởng khi mang thai thường là mốc dưới 13kg. Với cân nặng này thì sau khi sinh bé, mẹ sẽ dễ dàng trở về với trọng lượng ban đầu nhất.

Mẹ bầu gầy

Để có cân năng đạt mốc lý tưởng trong thời gian mang thai, mẹ bầu gầy cần chọn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu đạm như tôm, cua, trứng, sữa… từ 150 – 170g/ngày. Mẹ nên đa dạng các loại thực phẩm trong thực đơn ăn uống hàng ngày để tránh tình trạng ngán ăn, trong đó nên ưu tiên các loại trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt và một số thực phẩm giàu protein.

Bữa ăn của mẹ bầu nên chia thành 4 – 5 bữa/ngày để cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên vận động nhẹ nhàng, đều đặn để cảm thấy thoải mái hơn, ăn ngon, ngủ ngon hơn. Nếu cần, mẹ có thể bổ sung thêm các loại vitamin cần thiết trong thời gian mang thai như vitamin B1, B6, E, sắt, folate, canxi… theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Mẹ bầu thừa cân

Mẹ bầu thừa cân có thể tham khảo bí quyết ăn uống sau đây để duy trì cân nặng ở mức hợp lý:

– Giảm dầu mỡ trong bữa ăn hàng ngày. Thay đổi phương pháp chế biến từ chiên xào sang nướng. Nếu bắt buộc phải thêm dầu vào thức ăn, bạn nên lựa chọn các sản phẩm dầu chứa chất béo chưa bão hòa (dầu ô liu, dầu cải, dầu đậu phộng) thay cho những loại dầu có chứa chất béo đã bão hòa hoặc đã hi-đrô hóa (mỡ động vật, dầu dừa, bơ).

– Giai đoạn mang thai, việc bổ sung canxi từ sữa là rất cần thiết và không thể thiếu. Tuy nhiên, mẹ bầu nên lựa chọn sữa ít béo hoặc các loại sữa có nguồn gốc thực vật như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân… để duy trì cân nặng tốt hơn.

– Thay vì mua thức ăn chế biến sẵn, mẹ bầu thừa cân nên tự nấu ăn tại nhà để tránh dầu mỡ và chất béo không tốt cho cân nặng.

– Hạn chế các thức ăn có chứa carbohydrate (tinh bột, đường…) và nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung.

– Nếu mẹ bầu muốn dùng đồ ăn nhẹ thì phải ăn trước khi đi ngủ khoảng hai tiếng đồng hồ.

– Mẹ bầu thừa cân cũng nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa/ngày thay vì 3 bữa chính, nên ăn chậm, nhai kỹ và đừng quên uống nhiều nước.

Tập luyện nhẹ nhàng trong thời gian mang thai với những bộ môn như yoga, đi bộ hoặc bơi lội cũng là biện pháp giúp mẹ bầu ít tăng cân hơn.

Tags:

Bài viết liên quan