Mẹ và Con - Một số trường hợp được gọi là "F pro" bởi tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19 nhưng vẫn có kết quả xét nghiệm âm tính. Vì sao lại như vậy? Chuyên gia nói gì về trường hợp này?

Khi dịch bùng phát, nhiều người gần như phải tiếp xúc với F0 mỗi ngày nhưng vẫn có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Điều này đã dấy lên suy nghĩ: Liệu có những người miễn nhiễm hoàn toàn với virus và sẽ không bị nhiễm COVID-19?

Vì sao nhiều người không bị nhiễm Covid-19 dù tiếp xúc với F0?

Trong thời gian gần đây, mỗi ngày Việt Nam trung bình có đến hơn 150.000 ca nhiễm COVID-19. Vì thế, nguy cơ tiếp xúc gần với F0 ở mỗi người đều rất cao. Tuy nhiên, nhiều người “tự hào” vì dù có tiếp xúc với F0 tại cơ quan, sống chung nhà với F0, tiếp xúc với F0 không đeo khẩu trang nhưng cũng chỉ là F1, không bị nhiễm COVID-19.

Với bối cảnh số ca nhiễm trên toàn cầu vẫn ngày một tăng cao, việc may mắn không trở thành F0 dù có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh đã đặt ra câu hỏi, liệu có trường hợp miễn nhiễm với COVID-19 và vì sao những người dù có tiếp xúc gần với F0 vẫn có thể khỏe mạnh?

không bị nhiễm COVID-19

“Sức mạnh” được phát huy từ tế bào T trong cơ thể

Theo thông tin từ Bộ Y tế, một số người không bị nhiễm COVID-19 mặc dù tiếp xúc với F0 có thể là nhờ phản ứng của tế bào T – tế bào bạch cầu.

Cụ thể, các nhà khoa học tại Đại học London (Anh) đã công bố một nghiên cứu trên Tạp chí Nature liên quan đến lý do vì sao một số người được gọi là “bất tử” – tức những người dù tiếp xúc gần với F0 nhưng vẫn không bị nhiễm bệnh.

Nghiên cứu này cho thấy, các tế bào T chống lại virus corona gây bệnh cảm lạnh thông thường có thể giúp cơ thể chống lại sự lây nhiễm của SARS-CoV-2.

Khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào bên trong cơ thể, các tế bào T ghi nhớ các bệnh trước đây có thể được kích hoạt, giúp cơ thể đào thải virus trước khi virus kịp gây ra các triệu chứng.

Các tế bào T sẽ nhắm vào protein bên trong virus thay vì protein trên gai bề mặt của virus, từ đó chống lại sự lây nhiễm và dẫn đến việc không bị nhiễm COVID-19 dù có tiếp xúc với mầm bệnh.

Hiện tượng âm tính giả

Sử dụng kit test nhanh là một trong những giải pháp đơn giản và nhanh chóng nhất để xác định một người có bị nhiễm COVID hay không. Đôi khi phương pháp test nhanh có thể cho ra kết quả sai lệch dẫn đến hiện tượng âm tính giả, dương tính giả.

Xem thêm: Test nhanh Covid khi nào chính xác ?

Thông thường, nếu kit test nhanh hiển thị 2 vạch bên cạnh chữ C và chữ T thì người test dương tính, còn nếu chỉ hiển thị 1 vạch bên cạnh chữ C thì kết quả âm tính.

Trong một vài trường hợp, kit test vẫn 1 vạch dù người test đã nhiễm COVID-19. Điều này đã dẫn đến trường hợp âm tính giả, khiến nhiều người “mừng hụt” vì tiếp xúc gần với F0 nhưng vẫn không bị nhiễm COVID-19.

Nguyên nhân dẫn đến sai lệch kết quả xét nghiệm có thể do nồng độ virus trong mẫu bệnh phẩm ảnh hưởng đến độ nhạy của xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19, chất lượng kit test nhanh, thao tác của người sử dụng kit test…

Để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên sử dụng kit test được cấp phép bởi các cơ quan y tế, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, đọc kết quả trong khung thời gian quy định.

vì sao có người không bị nhiễm covid-19

Một vài lý do khác

Ngoài ra, một số lý do khác khiến những F1 không trở thành F0 có thể kể đến như: lượng virus xâm nhập mỗi lần chưa đủ lớn, cơ thể đang còn nhiều kháng thể, thụ thể của họ có khác biệt so với phần đông mọi người nên virus xâm nhập kém hiệu quả,….

Xem thêm: “Chủ động” mắc bệnh COVID19: Đó là một con dao hai lưỡi!

Không bị nhiễm COVID-19 không có nghĩa là “miễn nhiễm”

Vì nhiều lần tiếp xúc với F0 nhưng vẫn không nhiễm bệnh, nhiều người cho rằng mình hoàn toàn có thể “thoát” được COVID.

Thế nhưng, đây là một quan điểm sai lầm bởi không có gì đảm bảo bạn sẽ miễn nhiễm cả trong những lần tiếp xúc sau. Kháng thể có sẵn trong cơ thể cũng có thể bị phân hủy dần.

Hơn nữa, mỗi lần tiếp xúc với F0 thì lượng virus xâm nhập cũng khác nhau. Có thể “cộng dồn” nhiều lần tiếp xúc với F0 liên tiếp khiến virus đủ “quân số” và tấn công trực tiếp vào hệ miễn dịch của cơ thể,…

Ngoài ra, virus cũng có thể biến đổi liên tục, các biến thể sau có thể mạnh hơn, dễ “qua mặt” hệ miễn dịch của cơ thể hơn nên trong một số trường hợp, hàng rào bảo vệ của cơ thể có thể thắng biến thể cũ nhưng lại “đầu hàng” với biến thể mới.

Vẫn phải tích cực bảo vệ sức khỏe 

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, dù không bị nhiễm COVID-19 dù đã tiếp xúc với F0 nhưng vẫn không nên vui mừng quá sớm mà vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe. Một số lưu ý để tránh trở thành F0 bạn có thể “bỏ túi”:

  • Thường xuyên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với mọi người, đặc biệt là các trường hợp có dấu hiệu nhiễm COVID
  •  Tuân thủ nguyên tắc 5K
  • Thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch cồn sát khuẩn
  • Ăn uống đầy đủ, đa dạng hóa các loại thực phẩm để không bị thiếu hụt dưỡng chất nhằm tăng cường sức đề kháng
  • Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe

bảo vệ sức khỏe trước covid

Không bị nhiễm COVID-19 dù tiếp xúc với F0 là một may mắn, nhưng không nên vì vậy mà chủ quan bởi hệ miễn dịch của cơ thể có thể yếu đi và bị tấn công bất cứ lúc nào. Vì thế, hãy luôn bảo vệ sức khỏe của mình, bạn nhé.

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.