Khoai tây được dùng để chế biến thành rất nhiều món ăn như: khoai tây chiên, khoai tây xào thịt bò, canh khoai tây nấu sườn non… Tuy nhiên, trong một số trường hợp khoai tây cũng có thể là sát thủ cướp đi tính mạng con người. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết và ngăn ngừa những tác hại của khoai tây.
Vào năm 2013, một gia đình ở Nga gồm 4 thành viên đã thiệt mạng tại hầm chứa khoai tây. Hôm đó, người chồng 43 tuổi bước xuống hầm khoai tây để lấy một ít mang lên, nhưng rất lâu sau người nhà vẫn không thấy ông quay trở lại. Lo lắng cho chồng, người vợ bước xuống hầm kiểm tra tình hình nhưng tương tự như chồng mình, người nhà cũng không thấy bà quay lên dù đã đi xuống đó khá lâu. Cậu con trai 18 tuổi là người thứ 3 bước xuống hầm, nhằm tìm cha mẹ mình nhưng cũng vĩnh viễn không trở về.
3 trong số 4 người trong một gia đình chết do hít phải khí độc khoai tây.
Lo lắng có chuyện không may xảy ra, người bà lớn tuổi nhất trong nhà đã thông báo với hàng xóm về sự mất tích của con gái, con rể và cháu ngoại nhằm giúp đỡ. Thế nhưng thật đáng tiếc, trước khi được mọi người hỗ trợ bà lão cũng đã qua đời vì tự ý đi xuống hầm tìm con cháu. Thành viên duy nhất còn sống sót trong gia đình là bé gái Maria Chelysheva, 8 tuổi
Nguyên nhân của thảm kịch này là gì?
Khoai tây có chứa một hợp chất gọi là glycoalkaloids. Hợp chất hóa học này có thể biến khoai tây thành chất kịch độc. Bên cạnh đó, loại khí này còn tăng lên gấp nhiều lần khi bị thối, đặc biệt khi được lưu trữ trong một thời gian dài. Cái chết của 4 thành viên trong gia đình trên được giải thích là do nhiễm glycoalkaloids tỏa ra trong hầm.
Tác hại rợn người của khoai tây
Khoai tây có thể chế biến thành nhiều món ăn nên người dân thường có thói quen mua về tích trữ trong nhà. Chính điều này đã gây nên những tai nạn thương tâm. Tết Nguyên đán cũng là dịp chúng ta có thói quen mua đồ ăn về tích trữ, bởi hầu hết các chợ, siêu thị đều không hoạt động vào 3 ngày Tết. Sau khi đọc xong câu chuyện này, có lẽ bạn phải “cạch đến già” việc mua nhiều khoai tây tích trữ trong nhà vì tác hại của khoai tây thật kinh khủng.
Ngoài việc tỏa khí độc ra không khí độc, khi ăn phải khoai tây mọc mầm cũng dễ gây ngộ độc. Lý do là vì hàm lượng chất solanine và chaconine trong khoai tây mọc mầm cao hơn ở những củ khoai tây thông thường, (đặc biệt khi để ở nơi ẩm ướt, quá sáng hay quá nóng cũng kích thích chúng mọc mầm nhanh chóng). Người ăn khoai tây mọc mầm sẽ bị nhiễm độc solanine và chaconine. Hai chất độc này sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tiêu hóa như mê sảng, đau đầu, ảo giác, giãn đồng tử, sốt theo cơn, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, tiêu chảy… Nặng nhất, nạn nhân có thể bị tử vong.
Tuyệt đối không nên mua khoai tây dự trữ trong nhà. (Ảnh minh họa)
Vì thế mẹ nên nhớ là đừng bao giờ mua khoai tây tích trữ trong nhà vì những tác hại khôn lường mà chúng mang đến cho gia đình bạn. Khi thấy khoai tây loang lổ màu xanh, tím hoặc mọc mầm, đừng tiếc của mà hãy vứt đi ngay. Nếu được, bạn nên chia sẻ bài viết này cho mọi người để tất cả cùng biết mà phòng tránh tác hại của khoai tây nhé!