Theo kết quả thống kê từ nhiều nghiên cứu về tâm lý học, hiện đang có khoảng 2.5% dân số trên toàn thế giới mắc phải hội chứng rối loạn nhân cách tránh né.
Theo giải thích từ các chuyên gia, rối loạn nhân cách tránh né được xem là một trong số những bệnh về rối loạn nhân cách có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người không may mắc phải.
Hôm nay, hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu cặn kẽ về rối loạn nhân cách tránh né, xem đó là hội chứng gì? Vấn đề này bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? Biểu hiện phổ biến và mức độ nguy hiểm của hội chứng này có thể gây ra với người bệnh.
Theo đó, việc chúng ta hiểu rõ về căn bệnh này sẽ góp phần nâng cao nhận thức, chủ động trong việc phòng ngừa và cải thiện tình trạng rối loạn nhân cách tránh né cho chính bản thân, cũng như bạn bè, những người thân yêu xung quanh chúng ta.
Thế nào là rối loạn nhân cách tránh né?
Theo giải thích từ các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học, hội chứng rối loạn nhân cách là căn bệnh được đặc trưng bởi cảm giác ức chế với xã hội một cách cực đoan.
Theo đó, người mắc chứng rối loạn nhân cách tránh né thường tỏ ra cực kỳ nhạy cảm với bất kỳ lời chỉ trích, trách móc hay thậm chí là lời từ chối đơn thuần.
Điều này dẫn tới hệ quả là trong rất nhiều trường hợp, người bệnh sẽ có biểu hiện hành động né tránh, cảm thấy ngại ngùng và khó xử khi bắt buộc phải tiếp xúc với những người lạ xung quanh.
Chính vì lý do này mà rối loạn nhân cách được xem là căn bệnh có thể gây ra vô số những vấn đề nghiêm trọng đối với người mắc phải.
Cụ thể, rối loạn nhân cách tránh né có thể ảnh hưởng tiêu cực đến với khả năng tương tác cùng người khác; đồng thời làm hệ chế khả năng duy trì các mối quan hệ xã hội thông thường (bạn bè, đồng nghiệp…) của người bệnh.
Rối loạn nhân cách tránh né và các triệu chứng thường gặp
Theo các chuyên gia, bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhân cách tránh né được cho là sẽ gặp phải rất nhiều những khó khăn trong giao tiếp xã hội thông thường. Chính điều này sẽ là chất xúc tác dẫn đến việc giảm sút hiệu quả công việc, cũng như chất lượng cuộc sống một cách đáng kể.
Bên cạnh đó, người bệnh rối loạn nhân cách tránh né cũng được cho là những người rất khó tin tưởng vào tình yêu, họ thường cho rằng rất khó để ai đó có cảm tình với mình.
Không chỉ vậy, những người không may mắc phải chứng bệnh này còn thường xuyên nhốt mình trong những suy nghĩ với chiều hướng tiêu cực.
Chính suy nghĩ này khiến họ cảm thấy mệt mỏi, vì bản thân họ luôn cho rằng, tất cả những phê bình, nhận xét, góp ý từ mọi người xung quanh đều nhắm tới mình, đều có ý đả kích đến mình, mặc dù thực tế lại không hẳn là như vậy.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong các tình huống xã hội thông thường, bệnh nhân rối loạn nhân cách tránh né thường tỏ ra rất ngại ngùng, thậm chí là có chút sợ hãi khi phải nói lên quan điểm của bản thân với những người xung quanh.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này được cho là người bệnh rối loạn nhân cách tránh né luôn sợ nói sai, họ sợ bản thân mình trở nên ngớ ngẩn trong mắt của mọi người xung quanh.
Chính vì thế, mỗi khi bắt buộc phải đứng lên trước đám đông để phát biểu hay chia sẻ ý kiến cá nhân, người bệnh rối loạn nhân cách tránh né thông thường sẽ cảm thấy rất ngại ngùng, xấu hổ. Lúc này, việc nói năng của họ sẽ trở nên lắp bắp, tay chân đổ mồ hôi và họ có cảm giác như thể bản thân mình đã làm việc gì đó khiến mình xấu hổ.
Không chỉ dừng lại ở đó, bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhân cách tránh né thường bỏ ra rất nhiều khoảng thời gian để nhốt mình trong những lo âu. Theo các chuyên gia tâm lý học, chính thói quen không tốt này càng làm họ trở nên lo lắng, lúc nào cũng e dè trước những cảm nhận của người khác.
Những người không may mắc chứng rối loạn nhân cách tránh né còn liên tục để tâm đến suy nghĩ của những người xung quanh, họ luôn đặt ra câu hỏi liệu bản thân mình có nhận được sự chấp nhận của mọi người hay chưa.
Về lâu dài, chính những suy nghĩ tiêu cực này sẽ giày vò người bệnh và khiến họ càng ngày càng cảm thấy bất ổn, thiếu sự an toàn trong tất cả các mối quan hệ hiện tại của bản thân.
Bên cạnh đó, bệnh nhân rối loạn nhân cách tránh né thông thường sẽ cảm thấy bản thân mình không phù hợp với xã hội này. Về bản chất, người bệnh thật sự cảm thấy không thoải mái và cực kỳ nhạy cảm. Chính vì vậy, bệnh nhân cho rằng tất cả những lời trêu chọc, dù vô hại cũng đều là ác ý và nhằm công kích họ, mặc dù thực tế không phải hoàn toàn như vậy.
Theo lý giải từ các chuyên gia đang nghiên cứu trong lĩnh vực tâm thần học cho răng, nỗi sợ thường trực trong tâm trí của những người mắc chứng rối loạn nhân cách tránh né đang trở thành rào cản, ngăn cản họ tạo dựng cũng như duy trì các mối quan hệ kéo dài.
Theo đó, người bệnh rối loạn nhân cách tránh né không những không thể duy trì các mối quan hệ sẵn có, mà còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc bắt đầu các mối quan hệ mới (bạn bè, đồng nghiệp, người yêu).
Phần lớn, người bệnh rối loạn nhân cách tránh né có xu hướng chỉ cảm thấy an toàn và chỉ có thể tâm sự với bạn bè, khi họ cảm thấy chắc chắn người bạn đó cũng thích mình. Tuy nhiên, giả thuyết này cũng rất khó đối với người bệnh, bởi lẽ trong họ luôn không ngừng những suy nghĩ tiêu cực. Chính điều này sẽ trở thành rào cản vô hình, ngăn họ kết thân với bất kỳ mối quan hệ nào, dù mới hay cũ.
Đối với những trường hợp người bệnh chấp nhận tham gia vào một cuộc trò chuyện bất kỳ nào đó, thì các thông tin cá nhân cũng như cảm xúc của bệnh nhân rối loạn nhân cách tránh né cũng sẽ được giấu kín.
Theo Cẩm nang thống kê và chẩn đoán rối loạn tâm thần của Hiệp hội Tâm thần Mỹ, một người được cho là đã và đang mắc phải chứng rối loạn nhân cách dạng tránh né cần phải có ít nhất bốn trong số các biểu hiện cụ thể như sau:
- Đầu tiên, người bệnh rối loạn nhân cách tránh né thường cố gắng tránh tham gia tất cả các hoạt động vui chơi, cũng như tham gia vào các hội nhóm hoặc nơi đông người.
- Người mắc rối loạn nhân cách tránh né thường không cảm thấy hứng thú, và đặc biệt tỏ ra lo lắng trong các buổi trò chuyện với người lạ.
- Tiếp đến, người mắc chứng rối loạn nhân cách tránh né thường phải kiềm chế trong các mối quan hệ thân mật vì sợ bị người khác chế giễu, dè biểu, đánh giá, phê bình…
- Người mắc chứng rối loạn nhân cách tránh né thường rất bận tâm đến việc bị người khác phê bình, hay thậm chí là từ chối trong tất cả tình huống bên ngoài xã hội.
- Bệnh nhân rối loạn nhân cách tránh né thường xuyên cảm thấy bị ức chế trong các tình huống cá nhân, cũng như các cuộc nói chuyện với người khác.
- Tỏ ra lúng túng, và miễn cưỡng khi bắt buộc phải tham gia vào bất kỳ các hoạt động với người lạ nào.
- Cuối cùng, những người được cho là mắc chứng rối loạn nhân cách tránh né thường biểu hiện sự nhút nhát, cũng như cảm thấy không thoải mái khi bắt buộc phải gặp hay nói chuyện, làm việc với người lạ.
Nhiều nghiên cứu cho rằng, hội chứng rối loạn nhân cách theo kiểu tránh né chỉ có thể được chẩn đoán khi người bệnh đã và đang bước vào độ tuổi trưởng thành. Sở dĩ lại có kết luận như vậy là vì các hành vi tránh né cũng được cho rằng sẽ tìm thấy ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Theo đó, sự nhút nhát, sợ nói chuyện hay tiếp xúc với người lạ, cảm thấy bản thân lúng túng khi phát biểu trước đám đông, tỏ ra cực kỳ nhạy cảm với bất kỳ những lời phê bình, chỉ trích được cho là một phần của sự phát triển bình thường của trẻ em và thanh thiếu niên.
Nguyên nhân nào gây nên bệnh rối loạn nhân cách tránh né?
Cũng giống như nhiều dạng rối loạn nhân cách khác, đến nay, những nguyên nhân được cho là có thể gây ra hội chứng rối loạn nhân cách tránh né vẫn chưa được xác minh một cách rõ ràng.
Thế nhưng, rất nhiều các nhà nghiên cứu về tâm lý học đã cho rằng, có hai yếu tố chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc gây nên bệnh rối loạn nhân cách tránh né, đó là: Sự di truyền và Môi trường sống của bệnh nhân.
Những người có nguy cơ mắc bệnh là ai?
Theo các chuyên gia, cho đến tận bây giờ, việc nhận định được những ai đang đứng trước nguy cơ mắc phải hội chứng rối loạn nhân cách tránh né vẫn còn tồn tại không ít những khó khăn. Theo đó, những người mắc chứng này thông thường tỏ ra rất nhút nhát trong suốt quãng thời gian tuổi thơ của chính họ.
Thế nhưng, thực tế đã cho thấy rằng, không phải tất cả những đứa trẻ đặc biệt nhút nhát nào cũng có nguy cơ mắc chứng bệnh này khi chúng lớn lên và trưởng thành. Cũng tương tự như thế, không phải tất cả những người trưởng thành nào sở hữu tính cách rụt rè, nhút nhát thì cũng được xem là bệnh nhân rối loạn nhân cách tránh né.
Tuy nhiên, nếu bạn mắc phải chứng rối loạn nhân cách tránh né, thì sự nhút nhát, rụt rè ấy của bạn sẽ có xu hướng ngày một tăng lên cho đến khi bạn trở nên già đi. Đến mức, bạn có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng tự thu mình lại trong thế giới riêng, hạn chế tiếp xúc với thế giới xung quanh.
Theo thống kê, tỷ lệ những người mắc bệnh rối loạn nhân cách tránh né tuy cũng không quá cao so với các loại bệnh về tâm thần khác như: rối loạn nhân cách ranh giới, rối loạn lưỡng cực, hay rối loạn nhân cách hoang tưởng…nhưng tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu chính thức nào chỉ ra được các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn nhân cách tránh né. Và đây chính là nguyên nhân, khiến cho việc phòng bệnh trở nên đặc biệt khó khăn.
Chẩn đoán và điều trị rối loạn nhân cách tránh né như thế nào?
Theo các chuyên gia, để có thể chẩn đoán một bệnh nhân có đang mắc phải chứng rối loạn nhân cách tránh né hay không, họ sẽ phải hỏi bệnh nhân một số các câu hỏi đặc biệt. Theo đó, họ có thể hỏi người bệnh về cuộc sống hiện tại, cảm nhận của họ về các tình huống giả định…
Theo các chuyên gia tâm lý học, các triệu chứng của bệnh rối loạn nhân cách tránh né chỉ bộc lộ sau độ tuổi trưởng thành. Chính vì thế, nếu chúng ta đang nghi ngờ bản thân hoặc ai đó xung quanh có nguy cơ mắc bệnh thì hãy chắc chắn một điều rằng, bạn và những người đó họ đã trên 18 tuổi.
Thực tế cho thấy, bệnh này về cơ bản không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của bạn, thế nhưng về lâu dài, hội chứng rối loạn nhân cách tránh né này có thể sẽ khiến những người không may mắc phải mất dần đi khả năng hòa nhập vào cộng đồng, mất đi khả năng giao tiếp cũng như kết nối với thế giới xung quanh.
Người bệnh sẽ dần thu vào vỏ ốc của bản thân, cách biệt với mọi thứ, và chỉ cảm thấy an toàn trong chính thế giới của riêng mình. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, các mối quan hệ, và tâm trạng của người bệnh.
Chính vì điều này, nếu bản thân bạn đang cảm thấy chính mình có những dấu hiệu kể trên của chứng rối loạn nhân cách tránh né; hoặc những người thân yêu, bạn bè, gia đình đang phải đối mặt với các triệu chứng của bệnh này, thì hãy ngay lập tức liên hệ với các chuyên gia tâm lý, bác sĩ để có thể can thiệp kịp thời và sớm đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Thông qua bài viết này, Mẹ và Con hy vọng đã mang tới cho mọi người cái nhìn rõ ràng và chi tiết hơn về hội chứng rối loạn nhân cách tránh né. Giúp mọi người hiểu đúng về mức độ nguy hiểm cũng như tầm quan trọng của việc phát hiện, điều trị sớm hội chứng bệnh này. Từ đó quan tâm hơn đến sức khoẻ tâm lý, để có thể bảo vệ bản thân, bảo vệ gia đình, bạn bè cũng như tất cả những người mà bạn yêu quý nhất.