Mẹ và Con - Hội chứng ăn đêm tưởng chừng không quá nguy hiểm nhưng có thể gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng đối với sức khỏe mỗi người. Bạn đã biết hết tác hại của hội chứng ăn đêm?

Hội chứng ăn đêm trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, làm suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người. Hội chứng này không chỉ là việc ăn quá mức vào buổi tối, mà còn bao gồm cảm giác đói không lý do và mất kiểm soát ăn uống.

Để đối phó với hội chứng ăn đêm, trước tiên cần hiểu rõ nguồn gốc, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả khi cần có sự can thiệp.

Hội chứng ăn đêm là gì?

Hội chứng ăn đêm (Night Eating Syndrome – NES) không chỉ là một thói quen ăn không đúng thời gian, mà còn là một rối loạn ăn uống nghiêm trọng, được xác định bởi các hành vi ăn quá mức vào buổi tối và vào ban đêm. Người mắc hội chứng này thường có cảm giác không thể kiểm soát được việc ăn của mình và thường tiêu thụ đến 25% hoặc nhiều hơn tổng lượng calo hàng ngày sau bữa tối.

Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ tăng cân và các vấn đề sức khỏe liên quan, mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống tổng cảng. Đối với những người mắc hội chứng ăn đêm, việc nhận biết và đối phó với hội chứng ăn đêm là quan trọng để duy trì một lối sống lành mạnh và cân bằng.

Hội chứng ăn đêm là gì

Dấu hiệu nhận biết hội chứng ăn đêm

Các thống kê cho thấy, có đến khoảng 25% những người mắc hội chứng ăn đêm có mắc các rối loạn ăn uống khác, chẳng hạn như chứng ăn – ói hay chứng rối loạn ăn vô độ. Vì thế, mặc dù các triệu chứng của hội chứng ăn đêm khá rõ ràng nhưng không phải ai cũng có thể sớm phát hiện ra những bất thường về hành vi ăn uống của mình.

Các triệu chứng thường gặp ở người mắc hội chứng ăn đêm gồm có:

  • Ăn nhiều vào buổi tối, lượng calo chiếm khoảng ¼ tổng calo trong ngày hoặc có thể hơn.
  • Chán ăn, không thèm ăn, không có cảm giác đói vào buổi sáng. Thường bắt đầu ăn vào buổi trưa chiều với lượng thức ăn hạn chế và tăng dần về đêm.
  • Cảm thấy tội lỗi, xấu hổ sau khi ăn đêm. Có những suy nghĩ đau khổ, chán nản và thậm chí tuyệt vọng với thói quen ăn uống của bản thân.
  • Thức dậy trong đêm nhiều lần và ăn sau mỗi lần thức dậy, cho rằng việc ăn uống sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Mỗi đêm người bệnh có thể thức giấc 3-4 lần hoặc nhiều hơn.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng ăn đêm

Để chẩn đoán hội chứng ăn đêm, cần theo dõi các hành vi, thói quen ăn uống. Nếu có các triệu chứng trên 2-3 lần/tuần và kéo dài trên 3 tháng thì mới có thể xác định mắc hội chứng ăn đêm.

Nguyên nhân gây ra hội chứng ăn đêm

Hội chứng ăn đêm (NES) có thể xuất phát từ một loạt các nguyên nhân và yếu tố rủi ro, bao gồm:

Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học

Những người liên tục thức dậy vào ban đêm khi mắc hội chứng ăn đêm thường có liên quan đến tình trạng rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học (thức dậy quá sớm, thức dậy nhiều lần khi ngủ, khó chìm vào giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc,…). Những nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học có thể là do làm việc quá sức, giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn, stress,…

Tình trạng rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học khiến cơ thể chậm tiêu thụ thức ăn, chỉ ăn đêm và sau đó thức ăn chưa kịp tiêu hóa nên không có cảm giác đói vào buổi sáng. Phải đến chiều tối thì mới có cảm giác đói và lại tiếp tục quay lại vòng lặp ăn đêm, cảm thấy no vào buổi sáng.

Chế độ ăn kiêng cực đoan

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hội chứng ăn đêm có liên quan mật thiết đến những người có chế độ ăn kiêng cực đoan. Cụ thể, nhiều người vì muốn giảm cân, mong muốn có một vóc dáng thon thả hay muốn giảm cân nhanh nên đã ăn kiêng cực đoan, kiêng cữ quá mức. Điều này dẫn đến việc kiêng ăn vào ban ngày và làm cho cơ thể bị thiếu hụt năng lượng.

Chính sự thiếu hụt năng lượng này sẽ khiến não bộ phát tín hiệu thèm ăn, kích thích cảm giác muốn ăn nhiều hơn vào ban đêm và làm cho bạn có hành vi ăn uống vào ban đêm. Lâu dần việc ăn đêm trở thành thói quen và khiến bạn ăn nhiều, tăng cân, có cảm giác tội lỗi và lại tiếp tục ăn kiêng cực đoan vào ban ngày. Đây cũng chính là một vòng lặp dẫn đến hội chứng ăn đêm thường gặp ở nhiều người hiện nay.

Nguyên nhân gây ra hội chứng ăn đêm

Các yếu tố khác

Ngoài 2 nguyên nhân trên, hội chứng ăn đêm cũng có thể liên quan đến một số yếu tố khác, chẳng hạn như:

  • Lạm dụng thuốc chống trầm cảm
  • Có tiền sử bệnh rối loạn lo âu
  • Mất cân bằng hormone
  • Có các chứng rối loạn ăn uống
  • Di truyền

Hội chứng ăn đêm có nguy hiểm không?

Hội chứng ăn đêm (NES) có thể mang lại một số rủi ro và hậu quả nguy hiểm về sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Việc ăn quá mức vào buổi tối và đêm có thể dẫn đến tăng cân và béo phì, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan như tiểu đường, bệnh tim mạch và một số loại ung thư.

Bên cạnh đó, NES có thể gây ra hoặc làm tăng khả năng mắc các rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và làm giảm năng suất trong ngày. Hội chứng ăn đêm cũng có thể là nguyên nhân hoặc hậu quả của trầm cảm và lo âu. Cảm giác mất kiểm soát và tội lỗi sau khi ăn đêm có thể làm tăng cảm giác thất vọng và tự ti.

Không chỉ có vậy, hội chứng ăn đêm còn  có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội, công việc và học vụ, do gián đoạn giấc ngủ làm tăng cảm giác căng thẳng và mệt mỏi.

Hội chứng ăn đêm có nguy hiểm không

Các phương pháp điều trị hội chứng ăn đêm

Hội chứng ăn đêm có thể được điều trị thông qua nhiều phương pháp, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và các nguyên nhân cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp điều trị có thể được xem xét:

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc như chất ức chế tái hấp thụ serotonin có thể được kê đơn để điều chỉnh mức serotonin trong não, giúp kiểm soát cảm giác đói và thúc đẩy giấc ngủ, giúp bạn không còn tình trạng thức giấc giữa đêm.

Tâm lý trị liệu

Các phương pháp tâm lý trị liệu cũng góp phần hỗ trợ điều trị ở người mắc hội chứng ăn đêm. Liệu pháp hành vi – tư duy (CBT) là một phương pháp hiệu quả, giúp người bệnh nhận ra và thay đổi hành vi và tư duy tiêu cực gắn liền với hành vi ăn đêm. Ngoài ra, việc thảo luận nhóm hoặc tư vấn cá nhân cũng có thể giúp đối phó với các vấn đề tâm lý gắn liền với hội chứng ăn đêm.

Quang trị liệu

Quang trị liệu chính là liệu pháp ánh sáng, sử dụng ánh sáng nhân tạo tương tự như tia UV trong ánh nắng mặt trời nhằm điều hòa đồng hồ sinh học, cải thiện nồng độ hormone melatonin. Ánh sáng ban ngày có thể giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể và cải thiện giấc ngủ, đặc biệt là ở những người có rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học.

Các biện pháp hỗ trợ

Một số biện pháp hỗ trợ như thiết lập lịch trình ăn uống và giấc ngủ cố định, ăn bữa sáng dù không đói để giảm cảm giác đói vào buổi tối, tập thể dục, tránh caffeine và độ cồn vào buổi tối,… có thể góp phần hỗ trợ điều trị hội chứng ăn đêm. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập yoga, thiền, các phương pháp thở sâu để cải thiện hội chứng này.

Hội chứng ăn đêm tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Vì thế, đừng chủ quan nếu nhận thấy bản thân có hành vi, thói quen bất thường trong ăn uống, đặc biệt là vào buổi tối bạn nhé.

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.