Đối với bé 5 – 6 tháng tuổi
Đối với bé 5-6 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa/ngày, trong giai đoạn này sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn chính của bé. Bên cạnh đó, mẹ lưu ý bé 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa còn non nớt, nên khi chế biến thức ăn dặm mẹ không được cho muối, hoặc đường vào bột ăn dặm của bé. Vì trong bột ăn dặm chế biến sẵn đã có đủ hàm lượng muối cần thiết cung cấp cho cơ thể bé.
Nếu mẹ cho bé ăn dặm đúng cách sẽ giúp bé hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng. ( Ảnh minh họa).
Ngoài ra, khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi, mẹ không nên cho bé ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: cá thu, hay các loại tôm, cua, ốc, thịt… và cả sữa bò nữa.
Tuần đầu tiên mẹ chỉ nên cho bé tập làm quen với bột ăn dặm hoặc cháo trắng nêm lạt từ 5ml – 10ml. Tuần thứ 2, tăng dần số lượng bột hoặc cháo ( từ 15ml – 25ml), cho thêm (khoảng 5ml). cà rốt, cà chua, bí đỏ… xay nhuyễn vào.
Sang tuần thứ 3 và tuần thứ 4, mẹ hãy thêm rau ngót, cải bó xôi, xu hào ( khoảng 10ml)… vào thực đơn ăn dặm của trẻ, tăng dần lượng cháo trắng cho bé. Vào lúc này, mẹ có thể cho bé ăn khoảng 40 – 50ml cháo lẫn rau củ khi đã quen dần với chế độ ăn.
Một số thực đơn ăn dặm của mẹ Nhật cho bé 5-6 tháng tuổi
Cháo cà rốt nghiền
Nguyên liệu:
– ¼ củ cà rốt tươi nhỏ
– 2 muỗng cà phê cháo trắng
Cách làm:
– Cà rốt rửa sạch, thái hạt lựu, đem luộc sau đó xay nhuyễn
– Cháo trắng xay nhuyễn
Mẹ có thể trộn đều cà rốt với cháo thành một hỗn hợp, hoặc cho bé ăn một muỗng cháo, một muỗng cà rốt, để dễ dàng nhận biết thực phẩm gây dị ứng.
Cà rốt là loại rau củ lý tưởng cho thực đơn ăn dặm của bé. ( Ảnh minh họa).
Cháo cải bó xôi
Nguyên liệu
– 2 muỗng cà phê cháo trắng.
– 2 muỗng rau cải bó xôi xay nhuyễn
Cách làm:
– Rau rửa sạch, luộc chín mềm, rồi xay nhuyễn trộn với cháo trắng và cho bé ăn.
Món này rất tốt cho bé vì rau xanh không những giàu vitamin mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. ( Ảnh minh họa).
Súp bí đỏ
Nguyên liệu:
– 20g bí đỏ
– 60ml sữa tươi hoặc sữa bột
Cách làm:
– Bí đỏ sau khi gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ rồi nấu cho đến khi bí mềm
– Pha sữa bột hoặc cho sữa tươi vào nồi nấu chín cùng với bí, cho đến khi hỗn hợp nhừ
– Xay nhuyễn hỗn hợp rồi cho bé ăn
Lưu ý: Ngoài ra, mẹ cũng có thể thay thế bí đỏ bằng khoai tây nữa nhé.
Súp bí đỏ rất tốt cho mắt của bé. ( Ảnh minh họa)
Súp bánh mì sữa
Nguyên liệu:
– 60ml sữa.
– ¼ bánh mì sandwich ( bánh mì gối).
Cách làm:
– Chỉ sử dụng phần mềm của bánh mì, xé nhỏ, cho vào sữa nấu sôi. Mẹ hãy nấu cho tới khi súp sôi lên thì tắt bếp, rồi đậy nắp lại để bánh mì mềm dần bằng hơi nước.
Súp bánh mì sánh mịn và ngon miệng cho thực đơn ăn dặm của bé. ( Ảnh minh họa).
Lưu ý cho mẹ:
– Mẹ cũng có thể thêm sữa chua nguyên chất không đường, đậu hũ, 2/3 lòng đỏ trứng gà vào thực đơn ăn dặm khi cho bé khi tròn 6 tháng tuổi.
– Luôn nghiền nhuyễn thức ăn và phải có độ mịn để bé dễ ăn.
– Mẹ nên thay đổi thực đơn để bé không bị ngán và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Bên cạnh đó, mẹ hãy cho bé làm quen với thức ăn mới từ 3 – 4 ngày nhé.
– Đối với những bé không chịu ăn, mẹ không nên ép mà hãy ngưng từ 2 – 3 ngày rồi nấu thức ăn lỏng hơn cho bé ăn thử.
– Mẹ nên nấu cháo loãng theo tỉ lệ 1:10 ( 1 gạo : 10 nước) và rây qua lưới để bé dễ ăn.
Đối với những bé từ 7 – 8 tháng tuổi
Vào giai đoạn này, mẹ hãy thêm vào thực đơn ăn dặm của bé những thực phẩm như: khoai sọ, bánh phở, yến mạch, hành, đậu đỏ, cá hồi, gan, lòng trắng trứng (cho bé 8 tháng tuổi)… Và cho bé ăn 2 bữa/ngày, cháo đặc hơn so với bé ở 5 – 6 tháng tuổi nhé.
Đối với những bé từ 9 – 11 tháng tuổi
Ảnh minh họa
Ở thời kì này, bé đã có thể bắt đầu tập nhai, vì thế mẹ hãy tăng dần lượng thức ăn cho mỗi bữa và thêm thịt heo, thịt bò băm nhỏ vào thực đơn ăn dặm cho bé. Ở độ tuổi này, mẹ có thể hoàn toàn an tâm cho bé ăn cháo nguyên hạt và đặc hơn.
Đối vớ bé từ 12 – 18 tháng tuổi
Thật ra vào thời điểm này, phần lớn bé đã cai sữa và bắt đầu khẩu phần ăn như người lớn. Ngoài ba bữa chính mẹ hãy cho bé ăn thêm hai bữa phụ và uống thêm sữa.