Mẹ&Con – Hóa chất làm mềm nhựa ảnh hưởng đến hệ thần kinh và chức năng sinh sản của bé. Nhưng hiện nay, mối nguy hiểm từ hóa chất làm mềm nhựa vẫn đang được tranh luận. Cẩn thận với 6 vật dụng trong nhà có thể khiến bé tử vong Mách mẹ một vài mẹo nhỏ để khử mùi hôi hộp nhựa mới mua an toàn Cẩn thận với những loại vật dụng đựng đồ nóng sẽ gây ung thư

Hóa chất làm mềm nhựa

lam-mem

Một trong những hóa chất làm mềm nhựa phổ biến là phthalates. (Ảnh minh họa)

Hóa chất làm mềm nhựa phthalates là một trong những chất dẻo hóa học đã được dùng rộng rãi từ những năm 1950 để làm mềm nhựa giúp chúng không bị giòn và dễ nứt gãy khi uốn cong. Do phthalates không bị ràng buộc về mặt hóa học với nhựa nên chúng dễ dàng bị thải ra ngoài không khí hoặc đi vào con đường ăn uống. Bạn đã bao giờ nhận thấy các vật dụng từ nhựa đôi khi cứng lại theo thời gian? Đó là bởi vì các phthalates đã được lọc ra khỏi nó.

Phthalates được tìm thấy trong nhiều sản phẩm, kể cả các mặt hàng chăm sóc cá nhân để giúp kem dưỡng dễ hấp thụ và làm mềm da, nước hoa giữ mùi lâu hơn. Đặc biệt, phthalates cũng được sử dụng trong các loại đồ chơi, thiết bị điện tử, thuốc trừ sâu và nhiều sản phẩm gia dụng như keo dán, bọc nhựa, hộp nhựa, ván sàn, đồ nội thất, giấy dán tường, rèm cửa, vòi sen…

Nguy hiểm tiềm ẩn từ hóa chất làm mềm nhựa

Tiến sĩ Sheela Sathyanarayana, chuyên gia nhi tại Đại học Washington và là tác giả chính của một cuộc nghiên cứu xem xét sự tiếp xúc với phthalate qua các sản phẩm chăm sóc em bé nói rằng: “Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng hệ thần kinh và chức năng sinh sản nhất khi tiếp xúc với phthalate bằng tay – miệng”.

Thế nhưng, mối nguy hiểm từ hóa chất làm mềm nhựa vẫn đang được tranh luận. Các bằng chứng hiện có được dựa trên nghiên cứu ở động vật mà chưa có ở người cho thấy, phthalates có tác động đến tuổi thai, cân nặng của bé sau sinh và khả năng sinh sản. Phthalates cũng gây ra bệnh ung thư thận và gan trong các nghiên cứu ở động vật, nhưng cơ chế này chưa được tìm thấy khả năng liên quan đến con người.

Cách hóa chất làm mềm nhựa đi vào cơ thể bé

hoa-chat

Các hóa chất làm mềm nhựa đi vào cơ thể bé bằng nhiều con đường khác nhau. (Ảnh minh họa)

Nuốt phải

Hóa chất làm mềm nhựa đi vào cơ thể khi bé tiếp xúc với chúng bằng tay, sau đó đưa lên miệng mút hoặc bé thậm chí hút, nhai trực tiếp. Do đó, bố mẹ nên loại bỏ các đối tượng tiềm tàng mối nguy hiểm từ tầm nhìn của bé và chắc chắn rằng đồ chơi, vật dụng khác đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, bé cũng có thể hấp thụ các hóa chất làm mềm nhựa khi ăn các thực phẩm đựng trong bao bì hoặc chai nhựa có hóa chất này.

Hấp thụ qua da

Phthalates được tìm thấy trong nhiều sản phẩm có mùi thơm và mỹ phẩm. Bởi chúng có công dụng ổn định hương thơm, tăng cường sự hấp thụ. Đôi khi, chúng còn tồn tại trong các chất khử mùi, sơn móng tay, keo xịt tóc, nước hoa, sữa tắm, kem dưỡng da em bé và bột phấn, sau đó đi vào cơ thể thông qua da rồi thâm nhập vào máu.

Hít từ không khí

Hóa chất làm mềm nhựa có thể được cơ thể bé hít vào từ khói bụi hoặc bất kỳ sản phẩm có chứa vinyl, chẳng hạn như ván sàn gỗ, bọc ghế xe hơi và một số loại thảm.

Phthalates cũng có thể đi qua nhau thai nếu người mẹ tiếp xúc với hóa chất này trong thời gian bầu bí hoặc được truyền qua sữa mẹ, do đó mẹ cần thận trọng trong việc sử dụng các sản phẩm từ nhựa dẻo trước, trong và sau thời gian thai kỳ.

Cách hạn chế việc bé tiếp xúc với hóa chất làm mềm nhựa

hoa-chat

Tránh cho bé sử dụng các đồ chơi hay vật dụng có thể làm từ chất hóa dẻo nhựa. (Ảnh minh họa)

Mặc dù, các mối nguy hiểm từ hóa chất làm mềm nhựa vẫn đang được tranh cãi, nhưng điều này không có nghĩa là bạn sẽ “làm lơ” với việc cho bé tiếp xúc với chúng. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mẹ có thể phòng tránh hóa chất độc hại này cho bé bằng những cách sau:

– Hạn chế hoặc tránh cho bé sử dụng các sản phẩm đồ như đồ chơi, vật dụng cá nhân được làm từ nhựa, chất dẻo… vì chúng thường chứa lượng phthalate cao.

– Không cho thức ăn quá nóng vào tô, chén, bao bì làm bằng nhựa dẻo… khiến cho các hóa chất này dễ dàng đi ra và ngấm vào thức ăn.

– Bạn có thể thay thế các vật dụng đựng thức ăn cho bé bằng sứ hoặc thủy tinh để giảm bớt sự tiếp xúc của bé với hóa chất làm mềm nhựa.

Tags:

Bài viết liên quan