Mẹ&Con – Nắng nóng là nguyên nhân khiến nhiều người bị say nắng, nhất là khi họ thường xuyên làm việc ngoài trời. Để phòng và xử trí đúng cách, bạn đừng quên những lưu ý sau đây của Mẹ&Con nhé! Các bệnh về da thường gặp vào hè và cách phòng tránh Những công thức món ăn, món uống khác có tác dụng thanh nhiệt hiệu quả trong mùa hè Xử lý và phòng ngừa say nắng ở trẻ

Cách phòng chống say nắng

say-nang 

Ảnh minh họa.

Uống đủ nước

Một điều vô cùng đơn giản, nhưng không phải ai cũng làm được đó là luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể. Mùa hè, nhiệt độ tăng cao sẽ khiến cơ thể dễ bị mất nước. Việc không cung cấp đủ nước cho cơ thể dễ dẫn đến choáng váng, mệt mỏi và khó tập trung. Do vậy, lời khuyên cho bạn là hãy luôn mang theo nước bên người và tăng cường ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, kể cả bạn không khát.

Ngoài nước lọc, bạn nên uống thêm nước có pha muối như nước chanh muối chẳng hạn. Tốt hơn, bạn có thể uống dung dịch oresol, nước trái cây.

Hạn chế đồ uống chứa chất kích thích

Rượu, bia, cà phê, nước ngọt, nước tăng lực… là những loại thức uống bạn cần hạn chế tối đa vào mùa hè. Lý do là vì những loại thức uống chứa chất kích thích này chỉ làm cơ thể dễ mất nước hơn mà thôi. Tốt nhất, nếu đã uống rượu bia thì bạn không nên ra ngoài khi trời đang nắng gắt (từ 10h sáng đến 4h chiều).

Ăn nhiều trái cây tươi, mát

Vào hè, để phòng chống say nắng, bạn cũng cần ăn nhiều trái cây tươi có tính mát như trái cây họ cam quýt, dưa hấu, dưa leo, đu đủ, các loại quả mọng… để giải nhiệt cơ thể từ bên trong. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là chỉ sử dụng nhiều trái cây tươi, hạn chế hoa quả sấy khô và nước ép trái cây đóng hộp nhé!

Chỉ ra ngoài vào giờ cao điểm khi thực sự cần thiết

Cách phòng chống say nắng an toàn nhất là bạn tránh tiếp xúc với ánh nắng vào thời điểm nóng nhất trong ngày. Nếu không có việc gì gấp hoặc không quá cần thiết thì nên dời lịch làm việc, vui chơi… vào thời điểm trời ít nắng nóng như sáng sớm hoặc chiều mát.

Trường hợp bắt buộc phải ra ngoài trong thời gian này, bạn nên cầm ô hoặc đội mũ rộng vành, đồng thời mặc áo chống nắng rộng rãi, không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào người, nhất là vào gáy. Với những người lao động, làm việc ngoài trời thì nên định kỳ khoảng 45 phút hay 1 tiếng nghỉ ngơi nơi thoáng mát 15 – 20 phút; tránh làm việc lâu, quá sức trong môi trường nắng nóng.

Xử trí khi bị say nắng

say-nang 

Ảnh minh họa.

Nếu chẳng may bị say nắng hoặc gặp người say nắng, bạn cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay khi chưa kịp có sự hỗ trợ của bác sĩ như sau:

– Nhanh chóng chuyển nạn nhân vào nơi thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo, đồng thời cho uống nước mát có pha thêm muối (4-5g muối ăn trong 1 lít nước) hoặc uống dung dịch oresol cho đến khi hết khát.

– Chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.

– Cho nạn nhân nằm nghỉ và theo dõi sức khỏe trong vòng 24 giờ. Lưu ý: Không nên thấy người bệnh đã dễ chịu lại tiếp tục làm việc ngoài nắng, vì họ sẽ rất dễ bị say nắng trở lại và lần sau sẽ còn trầm trọng hơn lần trước.

– Khi thấy xuất hiện các triệu chứng như hôn mê, không uống được nước hoặc nôn ói liên tục, nhiệt độ cơ thể không ngừng tăng, kèm theo hiện tượng đau bụng, đau ngực, khó thở thì cần lập tức chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Ở đó, các bác sỹ sẽ giúp nạn nhân truyền bù nước và điện giải cũng như thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác (uống thuốc hạ sốt, thuốc chống co giật…).

Tags:

Bài viết liên quan