Mẹ&Con - Giai đoạn ăn dặm là bước ngoặt lớn trong quá trình tiếp cận thức ăn và khám phá nguồn dinh dưỡng mới lạ của con trẻ. Như người lớn, trẻ cũng cần sự thích ứng từ vị này sang vị khác. Hãy kiên nhẫn vì bé cần có thời gian chuyển đổi từng thể dạng mới.

Các bước chuyển đổi vị giác cho bé

Hành trình chuyển đổi vị giác cho bé ăn dặm 6

 

CÁC BƯỚC CHUYỂN ĐỔI VỊ GIÁC CHO BÉ

 

Món ăn gợi ý

 

bước 1:

 

Chuyển từ ngọt sang vị ngọt nhẹ gần vị sữa

Vị sữa ngọt là vị đầu tiên bé nếm nên bé sẽ trung thành với vị này hơi lâu. Nếu chuyển hãy cho bé ăn bột ngọt trước. Bột này nên có vị ngọt nhẹ gần với vị sữa. Lưu ý vì đây chỉ là thời điểm bé tập ăn, do đó mẹ không cần cho ăn nhiều cả về lượng và chất.

Trái cây chín mềm: chuối, đu đủ, xoài… Khoai tây, khoai lang… nấu chín, đánh nhuyễn hoặc tán mềm trộn chung vài muỗng sữa.

 

bước 2:

 

Chuyển từ vị ngọt nhẹ sang ngọt lợ

Sau 3-5 ngày ăn ngọt nhẹ, mẹ hãy cho bé ăn kiểu ngọt lợ. Đây cũng chính là thời gian chuyển từ thức ăn loãng sang thức ăn đặc. Lượng nước bớt đi nhưng tinh bột sẽ được tăng cường.

Thực phẩm đi kèm gồm cá, thịt, trứng, rau củ để đa dạng bữa ăn sao cho đủ các nhóm dinh dưỡng bột, béo, đạm, rau và hoa quả.

 

Khoai môn, bí đỏ, bí xanh, cháo, bột yến mạch… nấu nhuyễn nấu kèm thịt, cá trứng, rau củ các loại… cũng đã xay nhuyễn, nêm chút muối và đường.

 

bước 3:

 

Chuyển từ vị ngọt lợ sang vị mặn nhẹ

Khi bé đã ăn được dạng đặc, mẹ tiếp tục chuyển sang dạng thức ăn lợn cợn để bé tập nhai. Thức ăn lúc này có thể ở dạng rắn hơn một chút để bé bốc, nắm.

Mẹ nên theo dõi xem bé có bị dị ứng với thành phần nào trong thức ăn không.

 

Cháo đặc, cơm nghiền, bánh ăn dặm… kết hợp rau, củ, quả, cá thịt, nấm… và nêm gia vị mặn nhẹ. Cho thêm vài muỗng dầu ăn để tăng cường vitamin A và Omega.

 

 

Hành trình chuyển đổi vị giác cho bé ăn dặm 7

Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm:

– Bé khó chịu hoặc khóc khi bình bú đã cạn và có dấu hiệu mút tay sau đó.

– Bé đã bú cạn cùng lúc hai bình sữa mà vẫn khóc và đòi thêm.

– Bé đã có thể ngẩng cổ và ngồi thẳng lưng.

– Bé nhìn miệng mẹ ăn, chảy nước miếng hoặc mút tay theo động tác nhai của mẹ.

– Bé hào hứng với các thức ăn được dọn ra và bắt đầu hoạt động đưa lưỡi.

Mẹ biết chưa?

Lưu ý khi cho bé ăn dặm

Mẹ không nên chỉ chắt nước cho bé mà phải cho ăn cả nước lẫn cái để đảm bảo đủ dinh dưỡng thiết yếu. Để tránh hóc thức ăn, mẹ có thể băm nhuyễn trộn chung cho đến khi bé tự nhai được.

Nếu có điều kiện, nên nấu riêng mỗi bữa chứ không nấu sẵn một nồi và đến lúc ăn lại hâm nóng để tránh thức ăn bị nhiễm khuẩn, mất vị khiến bé biếng ăn.

Hạn chế nêm nếm trong bát cháo của trẻ vì thận bé không thể đào thải được hết lượng muối trong thức ăn.

Nên bổ sung từ 50-100 ml nước trái cây hoặc trái cây tán nhuyễn vào giữa bữa để cung cấp thêm các khoáng tố cần thiết.

Tags:

Bài viết liên quan