Tăng đường huyết khi mang thai (PIH) vô cùng nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Vì thế, phụ nữ mang thai luôn cần chú ý kiểm soát đường huyết của mình và biết cách hạ đường huyết khi mang thai nếu đường huyết cao đột ngột.
Như thế nào được xem là đường huyết cao khi mang thai?
Tình trạng tăng đường huyết khi mang thai còn được biết đến với tên gọi đái tháo đường thai kỳ hay tiểu đường thai kỳ, chiếm tỷ lệ khoảng từ 2-10% phụ nữ mang thai. Nhóm phụ nữ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao bao gồm phụ nữ từng sinh con nặng trên 4kg, con bị dị tật, thai lưu hoặc phụ nữ mang thai trên 25 tuổi, thừa cân, bản thân từng bị tiểu đường hoặc có tiền sử gia đình bị tiểu đường.
Tiểu đường thai kỳ vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, gây sinh non, tiền sản giật, khiến phụ nữ mang thai nhiễm trùng, băng huyết. Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì trẻ cũng dễ mắc các bệnh thần kinh, hô hấp, tim mạch,… cũng như chậm phát triển, bị hạ đường huyết sau sinh.
8 cách hạ đường huyết khi mang thai
Để tránh các biến chứng thai kỳ thì mẹ bầu cần hạn chế tối đa tình trạng đường huyết cao bất thường khi mang thai. Dưới đây sẽ là những cách giúp hạ đường huyết khi mang thai mà bạn có thể áp dụng:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh
- Một trong những cách ổn định đường huyết đơn giản nhất chính là xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn gì tránh tiểu đường thai kỳ? Bạn có thể lựa chọn các loại rau và củ quả xanh, thêm thịt nạc, cá, đậu hũ, yaourt, các loại đậu,… Việc bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và cắt giảm thực phẩm chứa nhiều chất bột đường sẽ giúp bạn ổn định đường huyết tốt hơn.
- Khi bổ sung sữa trong thai kỳ, nên ưu tiên các loại sữa không béo và không đường để tránh đường huyết tăng cao.
- Đặc biệt, một vấn đề cần lưu ý để hạ đường huyết khi mang thai dễ dàng hơn chính là tránh xa những thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt có ga, bánh, kẹo,… Những loại thực phẩm này sẽ khiến tình trạng tiểu đường thai kỳ của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Với bà bầu muốn hạ đường huyết khi mang thai, nên chia nhỏ bữa ăn hằng ngày, không ăn 3 bữa mà ăn 5-6 bữa và giảm lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn. Như vậy, bạn có thể tránh được tình trạng đường trong máu tăng nhanh 1 cách bất ngờ.
- Uống nhiều nước cũng là một lưu ý quan trọng với bà bầu khi mang thai. Việc bổ sung đủ lượng nước cần thiết là cách đơn giản nhưng hiệu quả để cân bằng lượng đường trong máu, ngăn chặn nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
- Và khi xây dựng chế độ dinh dưỡng giúp hạ đường huyết khi mang thai, cần chú ý nhiều hơn đến bữa sáng của bạn. Vào buổi sáng, hormone thai kỳ tăng rất mạnh và khiến cho lượng đường trong máu trở nên khó kiểm soát hơn. Thậm chí đường huyết có thể tăng cao trước cả khi bạn ăn sáng. Vì vậy, buổi sáng bạn không nên lựa chọn trái cây, sữa hay ngũ cốc khô mà thay vào đó, nên nạp năng lượng bằng các loại thực phẩm giàu protein và ngũ cốc nguyên hạt.
Vận động
Bạn muốn hạ đường huyết khi mang thai? Một việc đơn giản mà bạn có thể thực hiện hằng ngày chính là duy trì vận động, tập thể dục nhẹ nhàng. Trong thai kỳ, mẹ bầu nên chú ý vận động thường xuyên để kiểm soát đường huyết cũng như hạn chế tăng cân quá mức, làm tăng sức chịu đựng cho cuộc vượt cạn sắp diễn ra.
Mang thai thì có thể tập những bài tập thể dục gì? Để hạ đường huyết khi mang thai, bạn có thể chọn những bài tập như:
- Đi bộ: Mỗi ngày, phụ nữ mang thai có thể đi bộ chậm từ 20-30 phút. Khi đi bộ, đường huyết của bạn sẽ ổn định hơn và các cơ được săn chắc hơn, tử cung cũng co bóp nhanh hơn. Như vậy bạn có thể duy trì sức khỏe tốt hơn và giúp việc vượt cạn về sau cũng dễ dàng hơn.
- Chạy bộ nhẹ nhàng: Ngoài đi bộ thì nhằm hạ đường huyết khi mang thai, có thể chạy bộ nhẹ nhàng ở một đoạn đường vừa phải trong 15-20 phút mỗi ngày để kiểm soát đường huyết và giúp hạn chế nguy cơ bị viêm tĩnh mạch chân.
- Bơi lội: Một hoạt động nữa cũng rất thích hợp với phụ nữ mang thai chính là bơi lội. Ngoài hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết thì bơi lội còn là một hoạt động giúp ngăn chặn táo bón, giảm đau lưng, thúc đẩy lưu thông máu.
- Yoga: Bạn có thể tập yoga để trở nên dẻo dai hơn, cải thiện hệ hô hấp và kiểm soát trọng lượng, ổn định đường huyết cũng như hỗ trợ hạ đường huyết khi mang thai nếu bạn có nguy cơ tiểu đường cao.
Theo dõi lượng đường trong máu
Với phụ nữ mang thai, điều quan trọng là phải theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên. Như vậy, bạn sẽ biết khi nào đường huyết đang tăng cao để có thể áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh hoặc thăm khám để bác sĩ có chỉ định dùng thuốc hạ đường huyết khi mang thai.
Tiêm insulin
Trường hợp phụ nữ mang thai có đường huyết cao thì bác sĩ có thể cân nhắc cho tiêm insulin để ổn định đường huyết. Tuy nhiên, cần lưu ý phải tiêm theo đúng chỉ định của bác sĩ và không tự ý tiêm hoặc thay đổi liều lượng để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra.
Rối loạn đường huyết thai kỳ vô cùng nguy hiểm đối với cả mẹ và bé. Vì thế, hãy lưu ngay những lưu ý giúp hạ đường huyết khi mang thai để có thể kiểm soát đường huyết của mình ở mức ổn định bạn nhé.