Mẹ&Con - Giai đoạn ăn dặm ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển thể chất, trí tuệ, sức khỏe... của bé sau này. Vì vậy, các mẹ thường xem đây là bước ngoặt lớn trong quá trình dinh dưỡng của con. Và việc cho bé làm quen với thức ăn đặc như thế nào là vô cùng quan trọng.

Vì sao bé cần ăn thức ăn đặc?

Khi bé được 6 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày tăng lên đáng kể nên bé cần cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng ngoài sữa mẹ. Đây cũng là giai đoạn trẻ đã hình thành các kỹ năng cần thiết cho việc nuốt và bắt đầu phát triển kỹ năng nhai.

Ăn cũng là một kỹ năng cần phải học, nếu ngay từ đầu bạn đã mắc sai lầm thì bé có thể sợ hãi thức ăn, biếng ăn và hấp thu kém. Vì thế, bạn phải giới thiệu thức ăn đặc cho bé một cách bài bản để việc ăn dặm thực sự trở thành một điều hấp dẫn với trẻ.

Khi giới thiệu ăn thức ăn đặc, điều quan trọng là bạn xem xét các giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm định đưa vào chế độ ăn uống cho con. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng việc chuẩn bị một thực đơn đa dạng, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng vẫn là yêu cầu cơ bản, cần được duy trì thường xuyên.

Nếu làm quen thức ăn đặc muộn thì trẻ sẽ có thói quen nuốt chửng thức ăn thay vì nhai. Và nếu trẻ chỉ tiếp nhận thức ăn lỏng trong 1 năm đầu đời thì cơ bụng sẽ phát triển kém hoàn hảo, trẻ có thể sẽ bị đau dạ dày nếu bạn bắt đầu cho ăn thức ăn đặc vào thời điểm quá trễ như vậy.

 Giúp trẻ “kết thân” với thức ăn đặc 6

  Dấu hiệu bé sẵn   sàng ăn thức ăn     đặc

– Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.

– Bắt chước nhai hoặc với tay chộp thức ăn khi thấy người khác nhai/cầm thức ăn.

– Bé khó chịu hoặc khóc mặc dù đã bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

– Bé có biểu hiện không bú sữa mẹ/bú bình mà tỏ ra thích thú với thực phẩm khác.

   Thực phẩm nên     ăn

 Không nhất thiết phải là bột ăn dặm mà có thể bắt đầu bằng thực phẩm có kết cấu  mềm, dễ hòa tan, chứa nhiều dưỡng chất như: Ngũ cốc, bánh ăn dặm, rau xay  nhuyễn, khoai lang, chuối…

   Gợi ý thực đơn

– 1 muỗng ngũ cốc trộn với 4 – 5 muỗng sữa bột hoặc sữa mẹ.

– 1 muỗng trái cây xay nhuyễn hoặc các loại rau.

– 2 bánh ăn dặm hòa tan trong sữa hoặc bé tự cầm ăn…

         Lưu ý

– Nếu bé chưa “hợp tác”, bạn hãy thử lại vài ngày sau đó.

– Chỉ cho bé thử một loại thực phẩm rắn trong vòng 1 tuần, sau đó mới cho bé làm quen với mùi vị khác.

Giúp trẻ “kết thân” với thức ăn đặc 7

Mẹ biết chưa?
Hiện nay, ngũ cốc ăn dặm Milna vẫn là lựa chọn của nhiều bậc phụ huynh dù hiện nay có rất nhiều thương hiệu bánh ăn dặm khác. Bởi các thành phần trong Milna như một chuyên gia dinh dưỡng, đảm bảo cho các bé có đủ dưỡng chất tối ưu, đem lại các lợi ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ:

– DHA: Giúp phát triển trí não.
– Prebiotic (FOS): Giúp bảo vệ cơ thể.
– Tăng cường canxi cao.
– 9 axit amin cần thiết.
– 12 vitamin và 10 khoáng chất – hỗ trợ sự tăng trưởng tối ưu.

Tags:

Bài viết liên quan