Gặp thất vọng thì rõ ràng chẳng vui chút nào, nhưng không lẽ vì thế mà trở thành kẻ biếng nhác. Chúng ta hãy giúp trẻ kiên cường và lạc quan hơn khi đối diện với những thất vọng trong đời mình.

Có thể đó là một chuyến đi chơi bị cơn mưa phá hỏng, có thể là cửa hàng kem vừa hết chocolate, cuộc sống vẫn đầy rẫy những thất vọng nho nhỏ – và đây không phải là những điều tồi tệ. “Khi sớm biết cách đương đầu với những tình huống thất vọng, trẻ sẽ biết ứng xử trong suốt thời thơ ấu, thậm chí như những người trưởng thành,” theo lời nhà tâm lí học lâm sàng, tiến sĩ Robert Brooks, đồng tác giả cuốn Raising Resilient Children (Nuôi dạy con cái kiên cường). “Nếu bạn cứ cố bảo vệ trẻ trước nỗi thất vọng, tức là bạn đang ngăn cản sự phát triển một số kĩ năng quan trọng của chúng.”

Điều đó không có nghĩa là bạn không nên can thiệp gì cả. “Bằng cách dạy trẻ biết cách hỏi khi có nhu cầu thực sự, biết cách dựa vào người khác, giao tiếp đúng cách, và biết cách giữ cho bản thân lạc quan, tức là bạn đang tạo điều kiện thuận lợi giúp trẻ biết cách xoay xở với những gì cuộc sống đem đến cho chúng,” tiến sĩ Brooks nói. Cách tiếp cận hiệu quả nhất chính là: Ứng biến phù hợp với những phản ứng của trẻ bất cứ khi nào chúng gặp vấn đề.

Lúc trẻ phản ứng thái quá

Con bạn có oà khóc không khi hộp ngũ cốc ưa thích của nó hết nhẵn? Hoặc khi thấy đứa trẻ khác đang chơi với đoàn tàu lửa thì trẻ nhà bạn có nằm ăn vạ vòi vĩnh không? Nếu những thứ nhỏ nhặt nhất như vậy cũng gây rắc rối, thì bạn phải bắt đầu bằng những điều cơ bản sau:

  • Dạy trẻ biết những gì có thể và không thể thay đổi được. Có thể do trẻ không hiểu được rằng vấn đề này vượt quá khả năng kiểm soát của bạn hoặc không hiểu là có quấy khóc cỡ nào cũng chẳng mang lại ích lợi gì cho chúng. Hãy thừa nhận nỗi buồn bực của trẻ bằng cách nói rằng “Mẹ biết con đang bực tức,” sau đó cùng tìm những giải pháp hiệu quả hơn.
  • Cho bé nhà bạn tiếp xúc với những hoạt động khác nhau, đến khi bé tìm được điều thích nhất, và bạn cứ từ từ mà xem bé sẽ thuần thục chuyện đó ra sao. Nếu trẻ có thể chuyển sự chú ý sang những thứ chúng thành thạo khi bắt đầu xảy ra chuyện gay go, thì tức là nhận thức ở trẻ đã được nâng lên một bậc. Theo tiến sĩ Brooks, “Điều đó có thể làm trẻ thay đổi ngay tức khắc ý nghĩ ‘Buồn quá, chẳng bao giờ được thứ gì,’ thành “Tốt tốt, lần sau sẽ tốt hơn’.“
  • Đừng trách phạt trẻ nếu trẻ có những phản ứng tiêu cực lúc gặp thất vọng, đặc biệt khi bé đang chực khóc. Điều này có thể hơi khó – đặc biệt nếu trẻ đang trong cơn quấy khóc – do vậy bạn nên nhớ lại những lúc mình cần khóc để vượt qua một tình thế khó khăn nào đó. Đặt mình vào hoàn cảnh của trẻ cũng là cách giúp bạn hiểu được con mình hơn.

Giup be lac quan 02

(Ảnh minh hoạ)

Lúc trẻ hờn dỗi

Con bạn rất dễ bực tức này kia, nhưng không quấy khóc um sùm như mấy đứa trẻ khác. Thay vì vậy, bé nhà bạn cứ nhăn nhó khó chịu. Bạn có thể giúp bé trở nên kiên cường hơn theo những cách sau:

  • Cho bé được quyền chọn lựa khi xảy ra những điều không mong đợi. “Trẻ ở độ tuổi này cảm thấy khó kiểm soát chính mình hơn bình thường nếu có chuyện gì xảy ra cho chúng,” tiến sĩ Brooks nói. “Cho trẻ cơ hội tự đưa ra quyết định có thể giúp tăng sức mạnh cho chúng và làm xoay chuyển tình thế. ” Thí dụ, bạn có thể nói, “Chúng ta không đến sân chơi ngay bây giờ được. Con thích chơi trò nào ngoài sân nhà mình không?” hoặc “Con thích đến đó chơi vào sáng mai hay chiều mai?”
  • Tìm cách tạo cơ hội cho trẻ giúp đỡ người khác. Hãy cùng nhau tham gia công tác từ thiện tại viện điều dưỡng nào đó, hoặc để bé giúp bạn một tay lúc bạn đang chuẩn bị bữa tối – mặc dù để bé làm vậy có khi còn lộn xộn hơn. Những hoạt động giúp đỡ, ngay ở lứa tuổi nhỏ như thế này, cũng có thể giúp trẻ có cơ hội nhìn thấy các vấn đề trước mắt và giúp chúng cảm thấy chính mình đã tạo ra được sự khác biệt, đây là một thái độ quan trọng để giúp trẻ kiên cường hơn.
  • Thay vì lao vào giải quyết vấn đề, bạn hãy để trẻ tự mình giải quyết lấy. Mặc dù điều này cần có thời gian, nhưng rồi bé sẽ biết được rằng bản thân mình cũng có thể làm cho mọi chuyện tốt hơn.
Tags:

Bài viết liên quan