Mẹ&Con – Tình trạng bé sơ sinh hay vặn mình, ngủ không ngon giấc (hay còn gọi là rướn) hoặc khóc tím tái kéo dài sẽ ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ sau này. Mẹ đã áp dụng nhiều cách mà không thể thay đổi được tình hình thì có thể tham khảo các mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh dưới đây.

Nguyên nhân trẻ hay vặn mình khóc đêm

Những nghiên cứu gần đây về các vấn đề phát triển ở trẻ sơ sinh đã chứng minh được rằng việc trẻ hay bị rướn, trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là do trẻ bị thiếu canxi, khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, chân tay nhức mỏi, buộc trẻ phải vươn người, gồng lên, đỏ mặt tía tai, khóc và khó ngủ.

Mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh giúp bé ngủ sâu giấc, hết khóc đêm 7Tình trạng thiếu canxi là do trước đây, khi còn là bào thai, trẻ được mẹ nuôi dưỡng và cung cấp canxi qua nhau thai, nhưng sau khi chào đời, giai đoạn này trẻ rất cần có canxi để xương khớp cứng cáp hơn nên dễ dàng bị thiếu hụt. Từ đó dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình, dễ khiến trẻ nôn trớ, ảnh hưởng đến sự phát triển.

Cách khắc phục tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh

Thường xuyên cho bé tắm nắng lúc sáng sớm, lúc nắng còn dịu (trước 9 giờ) để trẻ hấp thụ tốt nhất nguồn vitamin D, loại vitamin này sẽ giúp chuyển hóa canxi, trẻ sẽ hấp thụ canxi tốt hơn. Thời gian tắm nắng khoảng 10 – 15 phút/ngày, khi tắm nắng, mẹ nên cởi bớt quần áo cho bé. Với cách này, mẹ có thể thực hiện liên tục cho tới khi bé lớn.

Mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh giúp bé ngủ sâu giấc, hết khóc đêm 8Mẹ có thể bổ sung vitamin D mỗi ngày cho bé với lượng chỉ định và có sự tư vấn dinh dưỡng của bác sĩ để đảm bảo trẻ được hấp thu canxi hiệu quả, loại bỏ nhanh chứng vặn mình khó chịu.

Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình

Tình trạng rướn mình hay vặn mình ở trẻ sơ sinh tuy không nguy hiểm nhưng nếu như sau một thời gian mà bé vẫn không giảm thiểu các biểu hiện khó chịu thì sẽ ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của bé.

Khi trẻ vặn mình với tần suất liên tục sẽ khiến lượng canxi bị tiêu giảm và ảnh hưởng đến sự định hình của xương, răng và gây rụng tóc. Nguy hiểm hơn là khả năng trẻ bị co thắt thanh quản dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc áp dụng các mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ hạn chế được các nguy cơ nghiêm trọng này và giúp trẻ được phát triển nhanh, chóng lớn hơn.

Mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh giúp bé ngủ sâu giấc, hết khóc đêm 9

Trong dân gian lưu truyền nhiều phương pháp chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh như xông hơi, chườm nóng, đắp lá, tẩy lông trên lưng trẻ… Tuy nhiên, những phương pháp này đều chưa có căn cứ khoa học nào chứng minh sự an toàn và hiệu quả. Trong khi trẻ sơ sinh rất non nớt, da của trẻ rất nhạy cảm, mọi tác động bất thường lên trẻ cần phải tránh thực hiện. Do đó mẹ cần tinh ý trong việc lựa chọn mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh.

Sử dụng lá trầu không

Một mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả và lành tính được nhiều mẹ sử dụng là hơ hoặc đặt lá trầu không lên vùng da của bé từ khi chào đời. Lá trầu không giúp giữ ấm cho làn da của trẻ sơ sinh khiến bé được dễ chịu, thoải mái

Bạn nên áp dụng phương pháp chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh vào lúc bé ngủ vào buổi sáng sớm. Lá trầu không sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi mẹ giữ nguyên lá đắp lên các vùng như trán, mông, đùi, tay chân cho bé vừa đem đến cho bé giấc ngủ ngon và cảm giác ấm áp, không bị vặn mình, quấy khóc trong lúc ngủ.

Tắm nắng cho trẻ bổ sung Vitamin D

Một trong những mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh được các bác sĩ khuyến khích nhất là tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào buổi sáng sớm. Thời gian tốt nhất để mẹ đưa bé ra ngoài tắm nắng là từ 7 – 9 giờ sáng là thời điểm ánh nắng dịu nhẹ và giàu vitamin D nhất.

meo dan gian chua ruon o tre so sinh 3

Ánh nắng sớm được xem là “thần dược” đối với phát triển cứng cáp của trẻ sơ sinh và giúp bé nhanh lớn, hạn chế chứng vặn mình khiến trẻ khó chịu. Mẹ cần duy trì đều đặn việc tắm nắng cùng bé yêu mỗi ngày, không những giúp tình trạng vặn mình ở trẻ được khắc phục nhanh chóng mà còn giúp mẹ bổ sung lượng vitamin D cần thiết cho làn da của mẹ sau sinh.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Lượng canxi cho trẻ sơ sinh chủ yếu được cung cấp từ nguồn sữa mẹ. Do đó, để có đủ canxi cho con, mẹ cần tăng cường bổ sung canxi cho chính mình từ các thực phẩm như cá hồi, cá thu, trứng, sữa… và cả từ các sản phẩm bổ sung canxi khác. Một thực đơn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày của mẹ sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, cứng cáp.

Nếu trẻ vặn mình, quấy khóc đêm, khó vào giấc thường xuyên kèm theo các biểu hiện biếng ăn, còi cọc, chậm tăng cân, hay ra mồ hôi trộm hoặc bị rụng tóc hình vành khăn… thì mẹ cần đưa trẻ tới chuyên khoa Nhi sớm để biết được mức độ thiếu canxi của con.

Mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh giúp bé ngủ sâu giấc, hết khóc đêm 10

Việc dùng thuốc bổ sung vitamin D cho bé có thể được bác sĩ chỉ định. Loại thuốc này sẽ giúp bé hấp thu canxi tốt hơn so với cách tắm nắng cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ không được tự ý sử dụng vitamin D cho con nếu chưa thông qua ý kiến của thầy thuốc.

Tình trạng vặn mình, quấy khóc đêm ở trẻ sẽ được cải thiện đáng kể khi được cung cấp đủ các dưỡng chất, đặc biệt là vitamin D và canxi.

Thay đổi cách chăm sóc trẻ sơ sinh vặn mình

Các mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách mẹ chăm sóc bé về sinh hoạt và dinh dưỡng mỗi ngày. Chăm sóc trẻ sơ sinh vặn mình đúng cách sẽ giúp mẹ hạn chế được tình trạng này và giúp bé phát triển nhanh hơn.

Mẹ nên cho trẻ sơ sinh mặc các bộ quần áo có chất vải mềm và rộng rãi, thoáng mát để tránh sự cọ xát khó chịu với làn da của bé.

Khi bé bị đầy bụng, khó tiêu hay tiêu chảy trong thời gian còn bú mẹ là một trong những nguyên nhân khiến bé vặn mình. Mẹ nên bổ sung lượng canxi, chất xơ và chất đạm cân bằng, vì lúc này sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất mẹ dành cho bé.

Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình lúc ngủ, mẹ cần tạo điều kiện thoải mái nhất cho bé bằng cách kiểm tra nhiệt độ phòng từ mức 27 – 29 độ và kiểm tra thường xuyên người bé có bị đổ mồ hôi hay không để có mức điều chỉnh hợp lý nhất.

Mẹ nên đảm bảo bé được ngủ ở không gian thoáng mát, giường ngủ nơi bé nằm phải bằng phẳng và êm ái. Ngoài ra khi tã bỉm ẩm ướt cũng là tác nhân khiến bé khó chịu và vặn mình thường xuyên khi ngủ.

Tuyệt đối mẹ không được tự ý cho trẻ uống các loại vitamin D bổ sung nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Lưu ý đến cảm xúc của con

Hầu hết trẻ sơ sinh đều từng vặn mình. Đó là cách đơn giản để trẻ thư giãn các cơ bắp và khớp xương khi phải nằm một chỗ quá lâu. Điều này khá bình thường và phổ biến, mẹ chẳng cần lo lắng quá mức. Chứng vặn mình sẽ tự biến sau vài tuần hoặc tối đa 3 tháng.

Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, vặn mình cũng có thể là một cách để bé thể hiện cảm xúc: bé đau, bé khó chịu, bé không thoải mái, bé đói và mệt, bé ướt tã… Vì vậy, việc mẹ cần làm khi thấy bé vặn mình là thử “đọc” biểu hiện này, khắc phục ngay những nguyên nhân làm bé khó chịu.

Trên đây là các mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh mà các bà mẹ có thể áp dụng trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ. Điều này rất cần thiết để cải thiện các triệu chứng vặn mình, rướn mình gây nhiều khó chịu cho bé.

Xem thêm

Bài viết liên quan