Mẹ&Con – Mỗi lần mọc răng khôn là y như một cuộc chiến vì chúng khiến bạn khổ sở, "ăn không ngon, ngủ không yên". Để tránh bị “làm phiền”, có nên nhổ răng khôn không? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết này. 1.001 cách “đối phó” khi mọc răng khôn 'Tàn phá' nụ cười chỉ vì đánh răng không đúng cách Cục Dược: Chất gây ung thư trong kem đánh răng không đáng ngại

Răng khôn là răng cối lớn thứ ba, thường mọc ở độ tuổi 17 đến 25. Mỗi người sẽ có 4 răng khôn ở 4 phần hàm. Vậy có nên nhổ răng khôn không? Thời điểm tốt nhất để nhổ răng khôn là từ 18 đến 25, khi chân răng hình thành được 2/3. Còn trên 35 tuổi sẽ phải thực hiện phẫu thuật để nhổ răng khôn.

Sự mất cân bằng giữa răng và kích thước xương hàm dễ dẫn đến tình trạng răng khôn hay mọc ngầm, mọc kẹt. Điều này có thể khiến bạn bị viêm, đau và nhiễm trùng. Bởi răng khôn dễ bị mọc lệch, tạo nên khoảng khe hẹp với chiếc răng bên cạnh. Hơn nữa, vị trí này khó có thể làm sạch bằng bàn chải và chỉ nha khoa nên dẫn đến tình trạng sâu răng. Ngoài ra, răng khôn cũng có thể thoái hóa thành u, nang bệnh lý trong xương hàm, từ đó làm yếu xương hàm.

Nên nhổ răng khôn khi nào là tốt nhất?

Giải đáp thắc mắc: Có nên nhổ răng khôn không? 3

Nếu chịu phải một số biến chứng như đau, nhiễm trùng thì bạn cần phải nhổ răng khôn. (Ảnh minh họa)

Bạn chỉ nên nhổ răng khôn khi nó gây ra một số biến chứng như đau, nhiễm trùng, u nang gây ảnh hưởng đến các răng kế bên. Trường hợp mặc dù răng khôn chưa gây ra biến chứng nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh đã có một khe hở cũng cần chỉ định nhổ răng khôn để hạn chế những biến chứng về sau.

Đồng thời, răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện. Điều này tạo bậc thang giữa răng khôn và răng bên cạnh, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm đối diện và gây sâu răng bên cạnh. Trường hợp này cũng cần phải nhổ răng khôn.

Ngoài ra, răng khôn chính là yếu tố khởi phát một số bệnh toàn thân cũng cần được nhổ bỏ.

Không phải tất cả răng khôn cần phải nhổ

Với những trường hợp cụ thể mà Mẹ&Con liệt kê ở trên, hy vọng bạn đã hiểu phần nào về việc có nên nhổ răng khôn không. Tuy nhiên theo các chuyên gia nha khoa, không phải răng khôn nào cũng cần phải nhổ.

Trong trường hợp người bệnh có các triệu chứng như sưng đau, viêm nhẹ chỉ cần dùng kháng sinh, kháng viêm, vệ sinh răng miệng bằng thuốc có chất diệt khuẩn là có thể cải thiện những triệu chứng lâm sàng. Dưới đây là những trường hợp không nên nhổ răng khôn, bạn có thể tham khảo trước khi quyết định đến nha khoa nhổ răng khôn nhé.

– Răng khôn vẫn mọc bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng.

– Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu.

– Không thể áp dụng phương pháp phẫu thuật nhổ răng khôn với trường hợp răng khôn có liên quan trực tiếp đến xoang hàm hoặc dây thần kinh.

Lưu ý trước và sau khi nhổ răng khôn

Có nên nhổ răng khôn không? Nếu bạn rơi vào một trong các trường hợp trên thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Trước ngày nhổ răng khôn, bạn nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, không sử dụng các chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá…). Để tránh trường hợp nhiễm trùng, trước khi nhổ răng bạn cũng nên lấy vôi răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Cuối cùng, hãy ăn sáng đầy đủ, chuẩn bị một tinh thần thoải mái trước khi bước vào quá trình nhổ răng khôn nhé.

Tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ và uống thuốc đầy đủ là những “thủ tục” mà bạn cần làm sau khi nhổ răng khôn.

Lưu ý, nếu tình trạng sưng, đau, sốt cao và chảy máu kéo dài, bạn không nên chủ quan mà nên đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Tags:

Bài viết liên quan