Thắc mắc về việc bà bầu có nên ăn nhãn không sẽ có cho bạn ngay trong bài viết dưới đây.
Vô vàn những lợi ích mà trái nhãn mang lại
Theo Đông y nhãn thuộc tính ôn nhiệt, có vị ngọt, mùi thơm. Chức năng của nhãn là bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí và dưỡng huyết an thần cho người lớn tuổi.
Cụ thể, những lợi ích mà trái nhãn mang tới cho con người như sau:
Đầu tiên, không thể không nhắc tới hệ thần kinh. Nhãn là loại trái cây đứng đầu bảng trong việc chữa các bệnh liên quan đến hệ thần kinh (nhất là chứng trầm cảm). Cứ 100g nhãn thì có đến 169mg đồng. Chất này giúp tăng cường sức khỏe cho lớp vỏ bọc bên ngoài dây thần kinh, đồng thời tăng cường chức năng hoạt động của não.
Thứ 2, tiêu thu nhãn giúp chúng ta gia tăng tuổi thọ và chữa lành vết thương hiệu quả. Ăn nhãn cũng có khả năng chống lại một số bệnh ung thư. Lý do là vì hàm lượng polyphenol trong nhãn sẽ chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa các tế bào bị hại trong cơ thể.
Với những lợi ích kể trên, bà bầu có nên ăn nhãn không? (Ảnh minh họa)
Tiếp theo, phải kể đến công dụng “khủng” của nhãn khi làm tăng sự đồng hóa chất sắt, giúp cơ thể cải thiện sự lưu thông máu, ngăn ngừa thiếu máu.
Không chỉ dừng lại ở đó, các dưỡng chất khác trong nhãn còn bảo vệ răng miệng chắc khỏe, cũng như giảm nguy cơ ngừng tim và đột quỵ – những căn bệnh nguy hiểm có thể cướp đi tính mạng của con người bất cứ lúc nào.
Tuy mang lại vô vàn lợi ích, nhưng thực sự bà bầu có nên ăn nhãn không?
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, phụ nữ mang thai là đối tượng thường bị nóng trong, kèm theo các bệnh về đường tiêu hóa (táo bón), khô họng… nên ăn nhãn thời kì nhạy cảm này không những không giúp ích được gì mà ngược lại, chúng còn làm tăng nóng trong, động thai, thậm chí tổn thương thai khí và dẫn đến sảy thai.
Ngoài ra, 8 tháng đầu mang thai, mẹ tuyệt đối không nên ăn nhãn. Chỉ khi thai kỳ ở tháng thứ 9, mẹ bầu mới có thể nhấm nháp lượng nhãn nhỏ để thỏa mãn cơn thèm thuồng.
Tuy nhãn không tốt cho bà bầu, nhưng lại cực tốt cho sản phụ. Cụ thể, các bác sĩ khuyên rằng các bà mẹ sau sinh nên ăn cháo nóng nấu với long nhãn để bồi bổ khí huyết.
Nếu bị phù nhẹ sau sinh, các mẹ hãy uống nước nhãn. Những người có thể trạng yếu, sau sinh cũng có thể tự bồi bổ cho mình bằng cách hầm gà với nhãn (tương tự như hầm gà với lá ngải) để tăng cường sức khỏe.
Như vậy, qua bài viết trên Mẹ&Con đã giải đáp thắc mắc về việc bà bầu có nên ăn nhãn không? Hy vọng đây sẽ là kiến thức bổ ích để các mẹ bầu, mẹ sắp sinh và sau sinh tham khảo, trang bị cho bản thân, chào đón những em bé kháu khỉnh, đáng yêu đến với thế giới này.