Mẹ và Con - Dương tính sau khi tiêm vaccine và tỉ lệ tử vong cao dù đã đủ hai mũi vẫn là một vấn đề khiến nhiều người băn khoăn "liệu vaccine có hiệu quả miễn dịch thật sự?". Cùng đi tìm câu trả lời với Mẹ và Con, bạn nhé!

Như chúng ta đã biết, vaccine COVID-19 có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng, bệnh nặng và tử vong. Tuy nhiên, tình trạng dương tính sau khi tiêm vaccine và tỉ lệ tử vong cao mặc dù đã đủ hai mũi vẫn là một vấn đề gây hoang mang cộng đồng trong thời gian gần đây.

Liệu vaccine ngừa coronavirus có kém hiệu quả hơn như những gì mà chúng ta vẫn nghĩ? Vậy hãy cùng Mẹ và Con khám phá và giải đáp cho những thắc mắc cũng như hiểu rõ hơn về vaccine nhé.

dương tính sau khi tiêm vaccine

Lý do dương tính sau khi tiêm vaccine dù đã đủ 2 mũi

Trước đây, hầu hết những người bị nhiễm COVID-19 phần lớn đều chưa có được tiêm chủng và có chủng ngừa trong cơ thể. Thế nhưng, ngay cả khi độ phủ của vaccine rộng khắp số ca nhiễm vẫn còn khá cao. 

Nguyên nhân là do vaccine không phải là thuốc điều trị, nên không thể xử lý dứt điểm căn bệnh liên quan đến đường hô hấp này. Một số người được tiêm chủng đầy đủ vẫn sẽ bị nhiễm COVID-19. Tình trạng nhiễm trùng của một người đã được tiêm phòng đầy đủ được gọi là “nhiễm trùng đột phá về vaccine”.

Các trường hợp trở nặng chứng tỏ vaccine không hoạt động tốt?

Theo một nghiên cứu của CDC, cơ quan y tế Hoa Kỳ, các phân tích tổng hợp cho thấy hiệu quả trung bình của việc tiêm chủng đầy đủ chống nhiễm trùng SARS-CoV-2 là 85% –95% ngay sau khi hoàn thành tiêm chủng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trong các bài đánh giá này đã được thực hiện trước khi xuất hiện các biến thể mới đáng lo ngại như hiện nay.

Đối với các thông tin liên quan biến thể delta, một nghiên cứu của Hoa Kỳ đã kết luận rằng trung bình, vaccine COVID bảo vệ tới 86% số người không phải nhập viện.

Những thông tin lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội rằng tình trạng dương tính sau khi tiêm vaccine tăng cao, đặc biệt là những ca nhiễm nặng, dẫn đến tử vong chứng tỏ việc tiêm chủng không có tác dụng hoặc không hiệu quả. Những thông tin này hoàn toàn là không đúng và không đủ tính xác thực. Điều đúng là không có loại vaccine coronavirus nào được phát triển cho đến nay có thể bảo vệ chúng ta một cách toàn diện; và có rất nhiều nguyên do dẫn người bệnh đến cửa tử chẳng hạn như người cao tuổi nhiều bệnh nền, chủ quan không điều trị bệnh ngay khi nhiễm…

Sự thật thì theo như CDC, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng “những người được tiêm chủng có nguy cơ bị nhiễm bệnh thấp hơn 8 lần và khả năng nhập viện hoặc tử vong thấp hơn 25 lần.”

dương tính sau khi tiêm

Tuyệt đối không được chủ quan  

Mức độ bảo vệ mà mọi người nhận được từ tiêm chủng sẽ giảm dần theo thời gian, nhưng điều này diễn ra ở các tỷ lệ khác nhau ở những người khác nhau, bởi vì có một số yếu tố như tuổi tác, tình trạng sinh lý, bệnh nền, khoảng thời gian giữa các lần tiêm chủng và loại vaccine.

Đặc biệt, so với các nhóm dân số khác, khả năng bảo vệ của vaccine giảm nhanh hơn ở người già cũng như ở bệnh nhân ung thư hoặc ghép tạng.

Do đó, một số quốc gia, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Israel và Đức, đã khuyến cáo rằng một số nhóm nhất định nên tiêm liều vaccine thứ ba như một liều nhắc lại. Nhân viên trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe hoặc bệnh viện cũng sẽ được tiêm vaccine thứ ba. Và hiện nay, hơn 1 triệu người ở Israel đã được tiêm liều thứ ba .

Ngoài ra, khoảng thời gian giữa lần tiêm chủng COVID thứ nhất và thứ hai cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của chúng. Như nhà miễn dịch học Christine Falk giải thích: “Lần tiêm chủng thứ hai là cực kỳ quan trọng để tạo ra một “trí nhớ” miễn dịch. Thời gian giữa mũi tiêm phải chính xác theo khuyến cáo thì cơ thể mới sản sinh ra được đầy đủ kháng thể.” Để điều này có hiệu quả, cô ấy nói, khoảng thời gian dài hơn sẽ tốt hơn, chẳng hạn như sáu tuần với BioNTech- Pfizer thay vì ba tuần hoặc 12 tuần thay vì sáu tuần với Astra Zeneca.

Tại sao vẫn phải tiêm chủng khi vẫn có khả năng mắc bệnh và lây nhiễm cho cộng đồng?

dương tính sau khi tiêm

Theo Tiến sĩ Katherine O’Brien, thực tế dương tính sau khi tiêm vaccine là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Dù vậy với những bệnh nhân được tiêm chủng đầy đủ thì bệnh sẽ ít nghiêm trọng hơn so với khi bạn được tiêm phòng.

Bên cạnh đó, điều mà vaccine làm được là làm giảm sự lây nhiễm vi-rút từ người này sang người khác. Đầu tiên là chúng có thể bảo vệ bạn khỏi bị lây nhiễm. Nếu bạn bị nhiễm, cơ thể của bạn có khả năng loại bỏ vi-rút đó trong một khoảng thời gian ngắn hơn so với khi bạn không được tiêm phòng. Hơn hết, nếu bạn tình cờ bị nhiễm bệnh, lượng vi rút mà bạn có trong mũi, trong cổ họng ít có nguy cơ lây lan hơn.

Lời kết

Mẹ và Con mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc cũng như hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của vaccine. Như chúng ta đã tìm hiểu, vaccine không phải là một lá chắn không bảo vệ có tác dụng 100%. Cho dù số lượng người tiêm vaccine ở nước ta hiện nay khá cao, nhưng để đảm bảo sự an toàn cho bản thân cũng như cộng đồng, chúng ta vẫn không được chủ quan. Kiên trì nghiêm túc nguyên tắc 5K và các biện pháp phòng, chống để bảo vệ luôn là ưu tiên hàng đầu khi dịch bệnh vẫn còn khá phức tạp. 

Bài viết liên quan