Mẹ&Con- Thời tiết thay đổi thất thường, lúc mưa lúc nắng khiến bạn dễ bị cảm lạnh. Không cần tới các loại thuốc tây mà bạn vẫn có thể tận dụng được những thực phẩm có sẵn trong bếp giúp phòng ngừa và điều trị cảm lạnh vừa hiệu quả vừa không tốn kém. Pha trà gừng, mật ong, hoa hồng chuẩn vị phòng chống cảm lạnh 9 cách giúp bé “tạm biệt” cảm lạnh mà không cần thuốc Nhỏ nước tỏi vào mũi bé có trị được cảm?

Tỏi

to-sa

Ảnh minh họa

Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, phòng chống ung thư, bảo vệ tim mạch và điều trị cảm lạnh rất hiệu quả. Hàm lượng allicin trong tỏi giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus gây ra. Bạn có thể dùng tỏi để điều trị cảm cúm bằng cách bóc vỏ rồi giã nát và ngửi trực tiếp nhiều lần, sau đó pha phần tỏi giã nát với nước và uống. Hoặc bạn có thể thái lát tỏi, ngâm với giấm khoảng 1 tháng, mỗi lần có dấu hiệu bị cảm cúm hãy lấy ra vài lát và ngậm trong miệng từ 5 đến 10 phút.

Mật ong

Khi bị cảm lạnh, bạn nên uống một ít mật ong để tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nấm

n-sa

Ảnh minh họa

Chắc hẳn các bà nội trợ thường xuyên sử dụng nấm để chế biến các món ăn trong gia đình. Nấm cũng là thực phẩm được khuyên dùng trong các trường hợp bị cảm lạnh do các vi khuẩn gây nên. Đặc biệt là loại nấm rơm màu trắng chứa polysaccharides có tác dụng tuyệt vời cho hệ  miễn dịch, cung cấp các protein thiết yếu cho các tế bào tiêu diệt virus cảm lạnh.

Sữa chua

Bổ sung sữa chua vào thực đơn các bữa ăn mỗi ngày đồng nghĩa với việc cung cấp các men vi sinh cho cơ thể giúp chống lại các virus gây bệnh. Men vi sinh được xem là vi khuẩn có lợi cho đường ruột và điều trị cảm cúm rất tốt.

Cà rốt

Là một “thần dược” cho đôi mắt sáng khỏe thì cà rốt còn là vị thuốc quý giúp bạn ngăn ngừa cũng như điều trị cảm lạnh rất hiệu quả. Mỗi lần bị cảm, hãy rửa sạch cà rốt, ép lấy nước uống, thêm một ít lát gừng tươi, đường và mật ong để cơ thể giữ được thân nhiệt trong trạng thái ổn định.

Nước ép cà chua

Cà chua là loại quả giàu chất chống oxy hóa và lycopene có lợi cho cơ thể kháng khuẩn, chữa cảm lạnh. Mỗi lần bị cảm lạnh nên uống mỗi ngày 2 ly nước ép cà chua, sẽ giúp cơ thể bạn nhanh chóng hồi phục và không còn cảm giác mệt mỏi do cảm cúm.

Đu đủ

Ăn đu đủ thường xuyên không chỉ bổ sung các vitamin và khoáng chất cho cơ thể mà còn giúp bạn phòng ngừa cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Bởi đu đủ chứa thành phần beta-carotene, khi đi vào cơ thể nó sẽ chuyển đổi thành vitamin A giúp “tiêu diệt” các vi khuẩn gây bệnh.

Củ cải đường

cu-cai

Vitamin C có trong củ cải đường giúp tăng cường hệ miễn dịch (Ảnh minh họa)

Củ cải đường chứa nhiều chất quan trọng như magiê, folate, vitamin C, chất chống oxy hóa có lợi cho chống viêm và tăng cường khả năng miễn dịch, từ đó giúp cơ thế chống lại chứng cảm lạnh thông thường.

Cúc tần

cuc-tan

Rau cúc tần chữa cảm lạnh (Ảnh minh họa)

Cúc tần có vị đắng, hơi cay và tính ấm, có công dụng hạ nhiệt, chữa cảm lạnh với triệu chứng sốt không ra mồ hôi khiến cơ thể mệt mỏi. Khi bị cảm lạnh, lấy khoảng 20g lá hoặc cành non cúc tần, thêm vài nhành sả và lá chanh đun sôi, uống 2 cốc mỗi ngày. Các tinh dầu được chiết xuất từ 3 nguyên liệu trên sẽ nhanh chóng đánh bay chứng cảm lạnh khó chịu. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp với việc xông hơi để cơ thể bài tiết mồ hôi bằng cách nấu lá và cành hoa cúc tần.

Tags:

Bài viết liên quan