Mẹ&Con – Nôn trớ là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là nhũ nhi, mẹ không cần quá lo lắng mà hãy bình tĩnh khắc phục theo hướng dẫn dưới đây. Trẻ em thường bị nôn trớ là do 13 nguyên nhân này Bé bị nôn trớ thường xuyên, có đáng lo ngại ? 5 dấu hiệu bệnh của con có thể nhận biết qua nôn trớ

Nôn trớ đơn thuần thường bắt nguồn từ việc ăn uống như: bé bị ép ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, không dung nạp thức ăn, bắt đầu tập ăn thức ăn mới lạ hoặc ăn quá nhiều một loại thức ăn… Nôn trớ hay xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt là nhũ nhi (từ 0 – 6 tháng tuổi). Hầu như trẻ nôn trớ khi ăn rất sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn nhưng tình trạng này có thể chấm dứt khi bé đủ 6, 7 tháng tuổi hoặc khi bé học được cách tự ngồi, một số bé sẽ tiếp tục bị nôn trớ cho tới khi đủ 1, 2 tuổi. Mặc dù hay nôn trớ nhưng các bé vẫn thường vui vẻ, khỏe mạnh và tăng cân nặng bình thường. Do vậy, trẻ nôn trớ khi ăn mẹ đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh điều chỉnh lại cách cho bé ăn như sau:

non-tro 

Trẻ nôn trớ khi ăn, mẹ nên chỉnh lại cách cho bé ăn uống. (Ảnh minh họa)

– Sau khi bú xong, mẹ nên bồng bế bé ở tư thế thẳng đứng khoảng 10-15 phút rồi mới đặt bé nằm xuống. Mẹ chú ý chỉ bồng bé nhẹ nhàng, tránh rung lắc mạnh. Ngoài ra, mẹ cũng cần vỗ nhẹ vào lưng bé đến khi nghe thấy tiếng ợ lớn (thường mất khoảng 5-7 phút) nhằm giúp bé ợ hết không khí. Lúc này, bé có thể trớ ra một ít sữa. Do vậy, mẹ đừng quên lót sẵn ở vai mình một chiếc khăn nhỏ để áo không bị ướt.

– Khi cho bé nằm, mẹ nên đặt phần đầu cũng như thân mình phía trên cao hơn.

– Nếu bé bị nôn thì nên để bé nằm nghiêng một bên hoặc đỡ bé ngồi dậy để phòng chất nôn tràn vào phổi gây nguy hiểm.

– Mỗi lần bú, mẹ nên cho bé ngậm sâu vào quầng vú. Với bé bú bình, mẹ nên nghiêng bình sữa sao cho sữa ngập đầu bình. Điều này để tránh tình trạng bé nuốt không khí vào dạ dày quá nhiều dẫn đến đầy hơi, chướng bụng gây nôn trớ.

– Không ép bé bú hoặc ăn quá nhiều khiến bé cảm thấy “ám ảnh” việc ăn.

– Khi thay đổi cho bé thức ăn mới lạ, mẹ nên để bé bắt đầu ăn từ số lượng ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

– Tuyệt đối không cho bé dùng bất cứ loại thuốc chống nôn nào khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ.

Nếu áp dụng các biện pháp trên không có hiệu quả, mẹ cần đưa bé đi khám, nhất là khi tình trạng nôn trớ của bé có kèm theo biểu hiện: không thèm ăn sau nôn, bé mơ màng, bị tiêu chảy, sốt, chất nôn mửa có mùi khó chịu hoặc chứa chất dịch mật màu vàng, cam, xanh lục và nhất là khi bé nôn trớ hơn 6 lần trong 24 giờ. Những dấu hiệu này có thể cho thấy bé đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm.

Tags:

Bài viết liên quan