Mẹ&Con – Sở hữu một đôi chân thẳng tắp là điều mơ ước của nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Vậy việc điều trị chân vòng kiềng ở người lớn như thế nào mới mang lại hiệu quả? Vì sao phải cần nhiều thời gian? Giúp bạn thoát khỏi vướng mắc "chân vòng kiềng nên đi giày gì" Phòng ngừa tật chân vòng kiềng ở trẻ

Chân vòng kiềng hay còn gọi là chân cong, khi 2 đầu gối chìa ra còn mắt cá chân chụm lại và bàn chân hướng thẳng về phía trước. Chính “điểm trừ” này đã khiến không ít người cảm thấy tự ti vì dáng đi không đẹp, làm mất thẩm mỹ khi diện đồ áo và luôn mong muốn được “chỉnh chân”. Tuy nhiên, việc điều trị chân vòng kiềng ở người lớn là cả một quá trình, đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và quyết tâm.

Vì sao chân bị cong?

Điều trị chân vòng kiềng ở người lớn cần phải kiên trì 4

Chân vòng kiềng khiến bạn tự tin về dáng đi. (Ảnh minh họa)

Đối với người lớn bị chân vòng kiềng là do hệ xương phát triển không bình thường. Điều không bình thường này có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh tật, bị ngộ độc hoặc thiếu dưỡng chất. Ngay từ khi còn nhỏ, không được nạp đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể, lâu dần gây nên tình trạng biến dạng xương bao gồm hiện tượng chân vòng kiềng.

“Uốn nắn” chân vòng kiềng

Đã có nhiều trường hợp vì quá nôn nóng muốn đôi chân trở nên hoàn mỹ hơn mà tìm đủ mọi cách để “uốn nắn” đôi chân thuận theo ý muốn. Đa phần, họ chọn phương pháp phẫu thuật biến chân cong thành thẳng. Cụ thể, bác sĩ sẽ cắt phần xương bị biến dạng, tiến hành nẹp cho chân thẳng. Những ca phẫu thuật này thường kéo dài khoảng vài tiếng đồng hồ, thời gian phục hồi để đi lại bình thường phải mất từ 6-24 tháng. Tuy nhiên, việc điều trị chân vòng kiềng ở người lớn bằng phương pháp phẫu thuật sẽ không tránh khỏi cảm giác đau đớn, tốn nhiều chi phí, thậm chí còn bị lùn hơn sau ca phẫu thuật.

Giá mỗi ca phẫu thuật chỉnh hình chân vòng kiềng thường dao động ở mức 40.000.000–80.000.000 đồng tùy cơ sở và tình trạng của bạn. Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ sau đây nếu có ý định tiến hành:

Địa chỉ tham khảo:

  •  Hà Nội: Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, 1 Trần Hưng Đạo, P. Bạch Đằng, Q. Hai Bà Trưng. Số điện thoại: (04) 62784131.
  • Đà Nẵng: Khoa Ngoại-Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đà Nẵng, 124 Hải Phòng, Thạch Thang. Số điện thoại: (0511) 3821118.
  • TP. HCM: Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, 929 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5. Số điện thoại: (028) 3923. 7007. 

Vẫn còn một giải pháp cho những bạn bị chân vòng kiềng nhưng không muốn đụng đến dao kéo, đó là thực hiện các bài tập điều trị chân cong mỗi ngày. Sự kiên trì trong một thời gian dài là yếu tố tiên quyết trong trường hợp này.

Bước 1: Nằm thẳng, hai tay xuôi theo hông, nâng người lên 90 độ, 2 tay cùng lúc đưa về phía trước. Lưu ý, 2 bàn chân vuông góc với xương ống chân. Tập 3-5 phút.

Bước 2: Nằm thẳng, 2 tay xuôi theo hông.

Bước 3: Dồn lực vào 2 bàn chân, bé 2 bàn chân theo hướng chiều mũi tên.

Bước 4: Lặp lại động tác 2 và 3.

Bước 5: Nâng 2 chân lên khỏi mặt đất khoảng 30cm.

Bước 6: Hạ chân xuống, thở đều. Lặp lại động tác 5 nhiều lần.

Bước 7: Duy trì tập đều 20-30 phút mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Song song với việc điều trị chân vòng kiềng ở người lớn, bạn có thể tham khảo thêm cách chọn giày và trang phục phù hợp cho đôi chân vòng kiềng. Hy vọng với những lời khuyên của Mẹ&Con sẽ mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích và đầy đủ nhất. Đừng quên đồng hành cùng www.mevacon.giaoduc.edu.vn để cập nhật tin tức mới nhất mỗi ngày nhé. 

Tags:

Bài viết liên quan