Mẹ và Con - Bên cạnh các loại dị ứng quen thuộc như: mỹ phẩm, thuốc, phấn hoa, lông thú… thì vẫn tồn tại một tình trạng dị ứng rất dễ xảy ra và nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách - dị ứng thực phẩm.

Dị ứng thực phẩm là tình trạng phổ biến, tuy nhiên lại ít ai quan tâm. Vì thông thường tình trạng này đã được phát triển từ sớm khi còn ở giai đoạn tập ăn dặm, nên nhiều người nghĩ rằng khi lớn lên sẽ không còn xuất hiện tình trạng này nữa. Tuy nhiên, dị ứng với thực phẩm vẫn có thể xuất hiện dù bạn đã trưởng thành.

Vì nguồn thực phẩm là vô số kể nên bạn không thể nào thử tất cả thức ăn trong giai đoạn ăn dặm. Việc tìm hiểu về tình trạng dị ứng cũng là kiến thức quan trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.

Dị ứng thực phẩm (dị ứng thức ăn) là gì?

Dị ứng thức ăn hay thường được gọi là dị ứng thực phẩm là một phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch. Phản ứng này xuất hiện khi cơ thể lầm tưởng một thành phần nào đó trong thực phẩm là chất có hại.

Chỉ cần có một lượng nhỏ thực phẩm gây dị ứng cũng có thể tạo ra dấu hiệu và xuất hiện những triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, sưng đường hô hấp, phát ban đỏ…

Dị ứng thực phẩm rất dễ bị nhầm với tình trạng không dung nạp thực phẩm. Điều khác biệt là chứng không dung nạp thức ăn thường ít nghiêm trọng hơn và không liên quan đến hệ miễn dịch.

Đối tượng thường bị dị ứng thức ăn

Tất cả mọi người đều có thể bị dị ứng thức ăn vì mỗi cơ thể sẽ có những phản ứng khác nhau với một thành phần nào đó. Tuy nhiên, các loại thực phẩm gây dị ứng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi. Có khoảng 8% trẻ em bị dị ứng với món ăn và khoảng 4% người trưởng thành sẽ gặp phải tình trạng này.

Đối tượng dị ứng thực phẩm
Đối tượng dị ứng thực phẩm

Triệu chứng dị ứng thực phẩm

Để phân biệt tình trạng dị ứng thực phẩm với tình trạng bệnh lý khác các bạn có thể nhận biết qua các triệu chứng sau:

  • Nổi mề đay
  • Ngứa trong miệng (đặc biệt là ở phần cuống họng)
  • Chóng mặt, ngất xỉu
  • Thở khò khè do đường hô hấp bị ảnh hưởng, khó thở do sưng đường hô hấp
  • Chóng mặt, choáng hoặc ngất xỉu
  • Thở khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở
  • Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn
  • Sưng môi, mặt, lưỡi và cổ họng hoặc các bộ phận khác của cơ thể

Các triệu chứng của dị ứng thức ăn thường xuất hiện trong vòng vài phút đến hai tiếng sau khi ăn các loại thức ăn gây dị ứng.

Trong nhiều trường hợp nguy hiểm tình trạng dị ứng thức ăn có thể gây ra những triệu chứng nặng như khó thở, tụt huyết áp đột ngột, mạch đập nhanh, chóng mặt, mất ý thức… Nếu không được cấp cứu và dùng thuốc kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng dị ứng thực phẩm
Triệu chứng dị ứng thực phẩm

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng dị ứng thực phẩm là do những hoạt chất trong thực phẩm. Khi cơ thể tiêu thụ những thức ăn này sẽ gây ra tình trạng dị ứng, lúc này hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra kháng thể mang tên IgE.

Đây là kháng thể giúp trung hòa những dị nguyên. Đến khi ăn lần thứ hai các kháng thể này sẽ cảm nhận và “đưa ra tín hiệu” cho hệ miễn dịch để giải phóng một thành phần là histamine đi vào máu.

Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng như: nổi mề đay, buồn nôn… sẽ xảy ra. Các thực phẩm dễ gây dị ứng

Những thực phẩm gây dị ứng

  • Sữa gây ra vấn đề dị ứng sữa tươi
  • Trứng, ví dụ như dị ứng lòng trắng trứng gà
  • Đậu phộng
  • Lúa mì, biểu hiện qua việc uống rượu đỏ mặt, uống bia đỏ mặt, là tình trạng dị ứng với bia, rượu
  • Đậu nành gây dị ứng sữa đậu hành
  • Dị ứng hải sản

Ngoài ra, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị dị ứng thực phẩm như:

  • Tiền sử gia đình
  • Mắc các dị ứng khác
  • Tuổi tác
  • Bệnh hen

Các loại dị ứng thực phẩm

Dị ứng đậu phộng

Dị ứng đậu phộng là một trong những tình trạng phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt là dị ứng đậu phộng sẽ thường xuất hiện ở những người có bệnh tiền sử thành viên trong gia đình.

Nhiều trường hợp xảy ra ở trẻ em (khoảng 4 – 8%) và người lớn (khoảng 1 – 2%). Đối với trẻ em thường sẽ hết bị dị ứng đậu phộng khi bước sang độ tuổi thiếu niên.

Khi cơ thể bị dị ứng đậu phộng có thể xuất hiện những dấu hiệu nghiêm trọng, và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, nhiều người quan điểm rằng trong chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai hoặc chế độ ăn uống của phụ nữ cho con bú thường tránh dùng đậu phộng.

Dị ứng hạt cây

Dị ứng hạt trái cây sẽ xuất hiện sau khi dùng một số loại hạt có nguồn gốc thực vật như: hạt điều, macca, óc chó, hồ trăn (hạt dẻ cười) và hạt thông. Tương tự khi các dùng những sản phẩm chứa thành phần từ loại hạt đó cũng có thể xảy ra dấu hiệu tương tự. Tình trạng này có thể dẫn đến khoảng 50% số ca tử vong liên quan đến tình trạng sốc phản vệ.

Dị ứng cá biển

Đây là một trong những dạng dị ứng thực phẩm phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt là khi dị ứng các nhóm hải sản như: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá đuối…

Dị ứng cá biển thường xuất hiện khi ở độ tuổi trưởng thành. Khi xuất hiện tình trạng dị ứng cá biển, cơ thể bắt đầu có những triệu chứng như: tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa và một số trường hợp chỉ xảy ra sốc phản vệ.

Tùy theo thể trạng của mỗi người mà cơ thể có thể dị ứng với một hoặc nhiều loại cá biển. Thậm chí những loại động vật có vỏ và loại cá có vẩy không mang đều gây ra dị ứng do cùng một loại protein từ trong cơ thể chúng.

Bên cạnh đó, tình trạng dị ứng cá biển cũng có thể bị nhầm lẫn với tình trạng nhiễm độc từ môi trường sống của cá biển. Vì cá biển có thể nhiễm độc tố như: vi rút, kim loại, độc tố…

Dị ứng cá biển

Dị ứng là tình trạng nguy hiểm và gây ra nhiều phản ứng nguy hiểm cho cơ thể. Chính vì vậy, những kiến thức về dị ứng thực phẩm rất quan trọng. Hy vọng với những kiến thức trên đây, các bạn sẽ biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Bài viết liên quan