Mẹ&Con - Làm thế nào để bạn hướng dẫn được cho con những kỹ năng cần thiết nhằm tự bảo vệ mình? Và quan trọng hơn, làm thế nào để dạy trẻ hiểu rằng mỗi vấp ngã như thi rớt, bị bạn nói xấu, bị tẩy chay, bị oan ức trong lớp… đều có cách cứu vãn, nếu trẻ có thể tin cậy chia sẻ cùng cha mẹ? 'Một với một là hai' Kỹ năng "hàn gắn" gia đình Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh cho mẹ

Kỹ năng bảo vệ mình trong thế giới “ảo”

Tại Việt Nam, rất nhiều trẻ chỉ ở độ tuổi cấp 1, cấp 2 đã bắt đầu sử dụng internet thành thạo, thậm chí có trang mạng xã hội, biết cách “chat” (trò chuyện), kết bạn, lập nhóm… trên mạng. Nhiều ý kiến cho rằng vụ việc cô bé nữ sinh tự tử vừa rồi, nếu em không vào mạng và không quá sợ hãi trước quá nhiều bình luận ác ý về clip sex bị tung lên thì có lẽ đã không dẫn đến một kết cuộc đau lòng đến thế. 

Để con được an toàn khi đi ra ngoài nhớ dạy bé 5 kỹ năng tự bảo vệ bản thân này 6

Bạn không thể cấm đoán trẻ vào internet, nhưng đây sẽ là một số việc bạn có thể kiểm soát cũng như hướng dẫn cho con tự bảo vệ mình:

– Không để máy tính riêng kết nối internet trong phòng con. Nếu muốn sử dụng mạng, trẻ cần sử dụng ở một không gian chung trong nhà, nơi bạn dễ dàng theo dõi một cách kín đáo xem con đang làm gì với mạng.

– Không cho trẻ sử dụng riêng điện thoại thông minh hay máy tính bảng. Nếu cha mẹ cho trẻ mượn những thiết bị công nghệ này, cần biết cách cài đặt những ứng dụng để có thể ngầm “kiểm soát” xem trẻ truy cập những gì, được vào những trang nào…

– Sử dụng các phần mềm cho phép loại, chặn một số trang web mà bạn không muốn con vào.

– Với trẻ đã sang tuổi cấp 2 và bắt đầu dùng internet nhiều hơn, biết cách lập facebook, vào forum…, cha mẹ cần gần gũi con, cùng sử dụng internet với con để có thể như một người bạn “ảo” của trẻ trong thế giới mạng. Bằng cách này, bạn dễ dàng hơn để theo sát những diễn biến của con.

– Luôn nhắc nhở con không cung cấp các dữ liệu quá chi tiết về bản thân mình trên mạng, kể cả ở những trang web lành mạnh. Trẻ không nên cung cấp địa chỉ nhà, số điện thoại, email, nick chat… Càng không nên đưa quá nhiều hình ảnh của bản thân mình lên.

– Phụ huynh chưa biết cách sử dụng facebook thì nên học để biết cách sử dụng, vì với độ phát triển chóng mặt của mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay, con bạn sẽ “bắt nhịp” rất nhanh. Nếu cha mẹ hoàn toàn không biết gì về facebook và các trang mạng xã hội khác, bạn sẽ vô tình tạo nên một khoảng cách rất đáng lo ngại với con.

– Trẻ cần được bạn nhắc nhở và hiểu rõ rằng mọi thứ trẻ đưa lên facebook đều có thể được chia sẻ, sao chép, dán, gửi… cho hàng nghìn người trong một tích tắc. Do đó, trẻ cần phải hết sức cẩn thận lời ăn tiếng nói, tuyệt đối không nên cho rằng mạng là “ảo” để nói năng thô lỗ, gây hấn. Ngay cả nếu trong trường hợp có người cư xử quá khích, trẻ cũng chỉ nên im lặng hoặc báo với cha mẹ để có hướng cư xử ôn hòa. Gian lận, nói dối, cư xử ác ý được xem là những hành động không thể chấp nhận.

– Làm gương tốt cho con. Cách bạn cư xử trên mạng, facebook thế nào sẽ được trẻ bắt chước y như thế ấy. Cũng cần hướng con đến nhiều hoạt động ngoại khóa bên ngoài đời thực, giúp trẻ cân bằng “thật – ảo”.

Kỹ năng “nhận diện” người lạ

Bạn cần liên tục cập nhật thông tin cho con, hướng dẫn con trong thật nhiều hoàn cảnh khác nhau, lấy những vụ việc trên báo tạo thành một số tình huống giả định cho trẻ thực hành. Nhận thức được những tình huống với người lạ và có cách ứng xử phù hợp là điều rất quan trọng liên quan đến sự an toàn của trẻ. Đừng nghĩ chỉ trẻ lớn mới cần biết mà ngay cả trẻ nhỏ từ 6 tuổi trở đi cũng cần được cha mẹ hướng dẫn thường xuyên.

Để con được an toàn khi đi ra ngoài nhớ dạy bé 5 kỹ năng tự bảo vệ bản thân này 7

Chẳng hạn như:

– Nếu có người lạ đến trường, nói với trẻ rằng họ muốn đón trẻ (đưa ra những câu chuyện như ba mẹ bận nhờ đón dùm) thì trẻ cần làm gì?

– Nếu có người lạ cứ làm quen, hỏi han, đưa đồ ăn thức uống cho trẻ thì trẻ cần làm gì?

– Nếu trẻ bị lạc cha mẹ ở một khu vui chơi, trẻ cần nhờ nhận diện ra “người lạ” nào đáng tin cậy để nhờ giúp đỡ? (Ví dụ chú bảo vệ mặc đồng phục).

– Nếu có người lạ đi theo trẻ, trẻ cần làm gì?

– Nếu cha mẹ không có nhà, có người lạ đến nhà hỏi chuyện, trẻ cần ứng xử ra sao?

Thực tế, có hàng trăm tình huống khác nhau mà trong phạm vi một bài báo không thể liệt kê hết. Bạn cần giúp trẻ quan sát xung quanh, từ đó chỉ dẫn cho trẻ.

Kỹ năng ứng phó với một tình huống bất ngờ

Tình huống bất ngờ là tình huống trẻ chưa từng gặp trong sinh hoạt bình thường trước đó. Chẳng hạn, nếu đang ở siêu thị cùng ba mẹ và bị lạc, nếu đang ở trong trường học và xảy ra hỏa hoạn…

Tối thiểu, trẻ cần biết những việc này:

– Không hoảng sợ, khóc lóc.  

– Bình tĩnh làm theo hướng dẫn của người lớn (thầy cô, chú công an, chú bảo vệ…).

– Cách xác định phương hướng. Ví dụ trẻ vào một trung tâm mua sắm, bạn hãy đặt câu hỏi để trẻ nhận ra mình đang rẽ trái hay rẽ phải, đang ở tầng mấy…

– Hướng dẫn trẻ cách bình tĩnh mô tả cụ thể trẻ bị đau ở những đâu (nếu có) thay vì chỉ khóc lóc.

Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ phù hợp

Để con được an toàn khi đi ra ngoài nhớ dạy bé 5 kỹ năng tự bảo vệ bản thân này 8

Hãy hướng dẫn con bạn, khi trẻ “gặp chuyện”, trẻ cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ những ai, như thế nào. Tùy theo độ tuổi của trẻ mà dạy con phức tạp lên dần.

Tối thiểu, trẻ cần biết những việc này:

– Thuộc tên cha mẹ, thuộc số điện thoại của cha mẹ và địa chỉ nhà.

– Biết cách nhận diện đâu là đồng phục của các cô chú bảo vệ, nhân viên.

– Dạy cho trẻ số điện thoại của một vài người thân. Ví dụ trẻ không thể liên lạc với cha mẹ thì cô/dì/chú/bác nào trẻ cần gọi điện.

– Chỉ cách cho trẻ (và cho trẻ thực hành) tự đến nhà một người thân nào đó ở gần nhà cha mẹ nhất trong trường hợp không có cha mẹ bên cạnh.

– Giúp trẻ “làm quen” với ít nhất một người hàng xóm đáng tin cậy để có thể giúp đỡ trẻ trong tình huống không có cha mẹ ở bên.

Kỹ năng chia sẻ thông tin cùng cha mẹ

Đây là một trong những vấn đề then chốt bạn cần dạy cho con. Hầu hết trẻ nhỏ, khi gặp chuyện bất ngờ đều rất sợ bị cha mẹ la. Điều này dẫn đến việc trẻ giấu diếm, tự “xoay sở” và có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực. Chẳng hạn, trẻ chẳng may bị lạm dụng, trẻ bị nghi oan ở trường, trẻ bị bạn dọa đánh…, nếu trẻ sợ hãi im lặng và cố gắng tự giải quyết, trẻ có thể gặp phải những hậu quả nặng nề, thậm chí là cái chết (như trường hợp em nữ sinh 15 tuổi tự tử vừa rồi).

Để con được an toàn khi đi ra ngoài nhớ dạy bé 5 kỹ năng tự bảo vệ bản thân này 9

Bạn cần tạo cho con một không gian cởi mở, sự gần gũi và thân thiện để trẻ có thể nói ra mọi điều mà trẻ cảm thấy bất an, lo lắng. Cha mẹ cũng cần thường xuyên đặt các câu hỏi với con vào cuối ngày, như: Hôm nay con có gì vui không? Con học ở trường có tốt không? Có chuyện gì làm con thấy buồn hay lo lắng không?

Thái độ ứng xử của cha mẹ mỗi khi trẻ kể chuyện, chia sẻ cũng rất quan trọng. Cần ghi nhớ rằng trong mọi tình huống, bạn đều phải bình tĩnh, nhẹ nhàng, luôn an ủi và làm trẻ cảm thấy yên tâm. Nếu bạn giận dữ, bực tức, mắng mỏ, trách cứ hoặc có những phản ứng tiêu cực như đưa trẻ đến trường và bạn oang oang “méc” với thầy cô rằng trẻ bị đánh, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi, ngại ngần và lần sau không dám chia sẻ cùng bạn nữa. 

Tags:

Bài viết liên quan