Đau dạ dày không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Câu hỏi “Đau dạ dày nên ăn gì và nên kiêng gì?” thường xuất hiện khi ai đó gặp vấn đề với dạ dày. Việc biết lựa chọn thức ăn sao cho phù hợp không chỉ giúp giảm thiểu cơn đau mà còn hỗ trợ quá trình hồi phục sức khỏe.
Triệu chứng đau dạ dày
Trước khi tìm hiểu chi tiết xem đau dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì, bạn cần nắm được các biểu hiện để nhận biết cơn đau dạ dày. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp khi bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày bao gồm:
- Đau bụng: Cảm giác đau nhói, quặn bụng và thường xuất hiện sau khi ăn.
- Buồn nôn và nôn mửa: Một số người bị đau dạ dày cũng có thể cảm thấy buồn nôn hoặc thậm chí nôn mửa.
- Đầy hơi ợ chua: Cảm giác đầy bụng, khó tiêu và ợ sau khi ăn là một trong những triệu chứng phổ biến của những người bị đau dạ dày.
- Miệng có vị chua: Axit dạ dày có thể trào ngược lên thực quản và miệng, gây ra cảm giác chua miệng.
- Đi ngoài phân đen: Điều này có thể là dấu hiệu của việc chảy máu dạ dày.
- Sút cân không rõ nguyên nhân: Sút cân đáng kể mà không có lý do rõ ràng là một triệu chứng cảnh báo đau dạ dày nguy hiểm.
Xem thêm: Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?
Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
Đau dạ dày nên ăn gì?
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp bạn có thể cải thiện tình trạng đau dạ dày của mình. Vậy người đau dạ dày nên ăn gì? Theo đó, một số thực phẩm tốt cho người đau dạ dày có thể kể đến như:
- Thực phẩm giàu flavonoid: Flavonoid là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có khả năng kiểm soát các phân tử hóa học phản ứng trong cơ thể, còn được biết đến là các gốc tự do. Ăn thực phẩm giàu flavonoid giúp ngăn chặn viêm, điều này đặc biệt quan trọng cho người bị viêm dạ dày. Thêm vào đó, flavonoid còn giúp ngăn chặn sự tiến triển của nhiễm trùng H. pylori, một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra viêm và loét dạ dày. Bạn nên tăng cường ăn các loại thực phẩm như táo, hành tây và cần tây, cùng với việt quất và cam để cải thiện tình trạng đau dạ dày.
- Trà xanh: Catechin trà là một loại chất chống oxy hóa trong trà xanh có khả năng giúp chống lại viêm dạ dày. Một số nghiên cứu cho thấy rằng catechin trà có thể hoạt động như một hợp chất giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn kháng kháng sinh. Ngoài ra, trà xanh có thể giúp làm dịu và giảm cơn đau dạ dày. Trà hoa cúc cũng là một lựa chọn tuyệt vời để thay thế trà xanh cho những ai muốn thay đổi.
- Sữa chua: Bạn có biết người bị đau dạ dày nên ăn gì để cải thiện cơn đau, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn? Đó chính là sữa chua. Probiotics là những vi khuẩn tốt giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch và giúp tiêu hóa tốt hơn. Các thực phẩm như sữa chua, kim-chi và dưa cải bắp chứa lượng lớn probiotics có thể giúp giảm viêm và loét dạ dày.
- Thực phẩm chứa chất béo và protein lành mạnh: Protein lành mạnh là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống giúp phục hồi sức khỏe. . Protein cung cấp những nguyên liệu cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào và giảm viêm nội tiết. Vậy đau dạ dày nên ăn gì có protein, tốt cho quá trình hồi phục bệnh? Bạn có thể chọn ức gà, yến mạch, trứng, sữa,… Ngoài ra, nên bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như dầu dừa, dầu ô liu, bơ, cá hồi, cá mòi,… với khả năng chống viêm, giúp làm dịu các tình trạng viêm nhiễm dạ dày.
- Cam thảo, cây thì là hoặc hồi: Chăm sóc dạ dày không chỉ dựa vào việc tập trung vào những gì bạn ăn, mà còn bằng cách thêm vào chế độ ăn uống những thảo dược truyền thống. Cam thảo được biết đến với khả năng giảm viêm và làm dịu dạ dày. Rễ cam thảo chứa glycyrrhizic, một hợp chất với nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe, từ việc chống viêm đến kháng khuẩn. Bên cạnh đó, cây thì là và hồi là hai loại gia vị không chỉ gia tăng hương vị món ăn mà còn có tác dụng giảm viêm và làm dịu dạ dày.
- Hạt, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu: Chất xơ giúp tiêu hóa tốt và ngăn chặn viêm. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng dạ dày. Yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng, và các loại đậu khác cung cấp chất xơ cùng với nhiều chất dinh dưỡng khác, giúp bảo vệ và hỗ trợ dạ dày.
- Rau lá xanh đậm và rau biển: Nếu chưa biết đau dạ dày nên ăn gì, bạn có thể bổ sung các loại rau xanh lá đậm cũng như rau biển vào trong thực đơn ăn uống của mình. Cả hai loại thực phẩm này đều giàu canxi và vitamin B, đặc biệt là vitamin B12, một vitamin quan trọng mà nhiều người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính thường thiếu hụt do hấp thu kém. Đối với những người bị thiếu hụt vitamin B12, việc thêm rau lá xanh đậm và rau biển vào chế độ ăn hàng ngày là một phương pháp tốt để bổ sung.
- Tỏi: Đau dạ dày nên ăn gì? Đó chính là tỏi. Tỏi không chỉ giúp gia vị cho thực phẩm mà còn chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên. Giống như cải xanh và thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác, tỏi cũng có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn H. pylori. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng tỏi có thể giúp ngăn ngừa viêm dạ dày do H. pylori gây ra. Để tận dụng lợi ích từ tỏi, bạn nên thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày hoặc sử dụng dưới dạng viên bổ sung.
- Cải xanh: Cải xanh, một thành viên trong họ cải, là một nguồn tuyệt vời của hợp chất isothiocyanate sulforaphane. Sulforaphane có khả năng tiêu diệt vi khuẩn H. pylori, nguyên nhân chính gây nên nhiều bệnh lý về dạ dày. Nếu chưa biết đau dạ dày nên ăn gì, bạn có thể thêm cải xanh vào bữa ăn hàng ngày dưới dạng xào, luộc hoặc làm salad.
Đau dạ dày nên kiêng ăn gì?
Khi bị đau dạ dày, việc hạn chế hoặc tránh ăn một số thực phẩm cụ thể là rất quan trọng, nhằm giảm thiểu kích thích và tác động tiêu cực lên niêm mạc dạ dày. Dưới đây là một số thực phẩm và đồ uống mà người bị đau dạ dày nên kiêng hoặc hạn chế:
- Thực phẩm cay: Thực phẩm cay như ớt, tiêu, hành tây,… có thể kích thích niêm mạc dạ dày và gây khó chịu.
- Các loại đồ uống có cồn: Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn khác có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày và gây kích thích.
- Cà phê và đồ uống có caffeine: Caffeine có thể tăng tiết axit dạ dày, gây kích thích và khó chịu.
- Thực phẩm giàu chất béo: Các loại thực phẩm giàu chất béo không lành mạnh như thịt béo, sô cô la, kem,… sẽ làm tăng tiết axit dạ dày.
- Thực phẩm và đồ uống có ga: Các đồ uống có ga có thể gây cảm giác khó chịu và đầy bụng.
- Thực phẩm chứa quá nhiều acid: Nên hạn chế các loại thực phẩm như cam, chanh, dứa,… bởi quá nhiều acid có thể tăng tiết acid và kích thích dạ dày.
Hy vọng qua bài viết, bạn có thể nắm được đau dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì. Hãy cùng xây dựng một chế độ dinh dưỡng thật lành mạnh để nhanh chóng cải thiện tình trạng đau dạ dày này bạn nhé.