Nếu người mẹ sử dụng quá nhiều caffein sẽ ảnh hưởng như thế nào đến em bé?
Các chuyên gia cho rằng nếu trung bình mỗi ngày người mẹ sử dụng không quá 300mg caffein có trong cà phê thì không hề ảnh có sự thay đổi trong hành vi của em bé. Nhưng nếu bạn uống quá 2-3 ly cà phê mỗi ngày trẻ sẽ có biểu hiện dễ cáu kỉnh, dễ kích động và ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Hơn nữa, dưới 3 tháng tuổi em bé của bạn chưa có khả tiêu hóa được chất caffein, chất này sẽ ngấm vào trong máu ảnh hưởng đến thần kinh và não bé.
Mẹ đang cho con bú nên hạn chế uống và ăn nhóm thực phẩm có chứa caffein
Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng thể trạng khác nhau mà mức độ phản ứng với chất caffein ở mỗi em bé cũng khác nhau. Để an toàn khi đang cho con bú bạn nên hạn chế sử dụng caffe hoặc các chế phẩm được làm từ caffe.
Nhóm thực phẩm và thức uống có chữa caffein
Cà phê chứa hàm lượng caffein rất cao
Caffe là thức uống có chứa nhiều caffein nhiều nhất. Ngoài caffe thì trng nước ngọt, trà, nước tăng lực, sô cô la, cũng chứa một hàm lượng caffein đáng kể. Bên cạnh đó, caffein cũng được tìm thấy trong một số nhóm thảo dược và thuốc dùng để điều trị nhức đầu, cảm lạnh và dị ứng. Nên bạn phải đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng trước khi dùng. Dưới đây là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng caffein mẹ nên cân nhắc khi sử dụng nếu đang cho con bú.
- Cà phê Starbucks: 330 mg
- Cà phê : 95-200 mg
- Cà phê, Donuts Dunkin: 211 mg
- Cà phê latte, Misto, hay cappuccino, Starbucks: 150 mg
- Cà phê latte, Misto, hay cappuccino, Starbucks: 75 mg
- Espresso, Starbucks: 75 mg
- Espresso: 64 mg
- Trà đen: 47 mg
- Trà xanh: 25 mg
- Starbucks Tazo Chai trà latte 16: 95 mg
- Lipton trà đá Brisk: 5 mg
- Coca: 35 mg
- Pepsi 12: 38 mg
- Red Bull: 77 mg
- Sô cô la đen (70-85% chất rắn cacao): 23 mg
- Sô cô la sữa: 1,55- 9 mg
- Kem cà phê hay sữa chua đông lạnh: 2- 8 mg
- Ca cao nóng : 8-12 mg
- Chocolate chip: 53 mg
- Sữa sô cô la : 5-8 mg