Mẹ và Con -  Giai đoạn trẻ từ 3 - 6 tuổi là một giai đoạn rất quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ. Việc quan tâm và chăm sóc trẻ đúng cách vào giai đoạn này chính là bước đệm quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện. Mẹ và Con sẽ đồng hành cùng bố mẹ để phân tích các đặc điểm tâm lý của trẻ từ 3 6 tuổi trong bài viết dưới đây nhé!

Nếu bố mẹ không hiểu và chăm sóc không đúng cách khi trẻ đang ở giai đoạn 3 – 6 tuổi để dẫn đến nhiều hệ lụy. Hơn nữa, đây là giai đoạn “vàng” giúp trẻ hình hoàn thiện nhân cách. Sau đây là những đặc điểm tâm lý của trẻ từ 3 6 tuổi:

Xem thêm: 3 thời điểm vàng giúp con phát triển chiều cao

Đặc điểm tâm lý của trẻ từ 3 6 tuổi: Bé hay “mè nheo” 

Nhiều bố mẹ thường nghĩ rằng khi trẻ đến giai đoạn 3 – 6 tuổi sẽ không còn nhõng nhẽo hay mè nheo như lúc trước nữa. Tuy nhiên, đây là giai đoạn mà trẻ rất thường nhõng nhẽo bố mẹ. Đặc biệt là những bé được đi lớp mẫu giáo sớm. Bé thường có xu hướng muốn mọi thứ được theo ý mình, dù đó là điều rất vô lý và bố mẹ hầu như không đáp ứng được.

Khi gặp phải những bé thường nhõng nhẽo quá mức, bố mẹ cần thật nghiêm khắc và giải quyết dứt khoát. Điều này ngầm mang ý nghĩa giới hạn của bé nên dừng ở đâu. Đối với trường hợp trẻ vẫn tiếp tục xuất hiện nhõng nhẽo các bạn cần đưa ra những phương pháp cứng rắn hơn. Bố mẹ có thể dùng những phương pháp phạt con như Time-out.

Xem thêm: Phương pháp dạy con Time out: Hình phạt không đòn roi

Đặc điểm tâm lý của trẻ từ 3 6 tuổi
Đặc điểm tâm lý của trẻ từ 3 6 tuổi

Bé xuất hiện suy nghĩ ganh tỵ, ganh đua

Khi đến giai đoạn đi mẫu giáo, suy nghĩ của bé không còn đơn giản là vui buồn, lúc này đặc điểm tâm lý của trẻ từ 3 6 tuổi sẽ hình thành nhiều suy nghĩ phức tạp hơn. Một trong số đó là suy nghĩ ganh đua, đây là tính cách cần để bé học được sự cố gắng đạt được kết quả mong muốn.

Tuy nhiên, nhiều bé lại xuất hiện suy nghĩ ganh tỵ. Điều này thể hiện sự mong muốn mọi thứ cho bản thân phải tốt hơn người khác. Điều này cũng là biểu hiện cho cái tôi của trẻ đã dần lớn hơn, bé sẽ trở nên ích kỷ đối với các bạn xung quanh.

Thông thường, bé sẽ có tâm lý ghen tỵ với anh chị em trong gia đình về tình yêu thương. Bên cạnh đó, đối với bạn bè các bé thường ganh tỵ về đồ dùng, đồ chơi… của bạn bè. Điển hình là những món đồ bạn bè có, bé sẽ đòi bố mẹ mua bằng được để có thể “bằng bạn, bằng bè”. Đây là biểu hiện tâm lý mà đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua nhưng cần chấn chỉnh từ sớm để nhân cách bé hoàn thiện hơn. 

Để điều chỉnh đặc điểm tâm lý của trẻ 3 6 tuổi này các bạn nên đối xử công bằng giữa bé và anh chị em trong nhà. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên giải thích với bé về những món đồ mà bố mẹ mua cho bé. Hãy cho bé biết rằng, mỗi món đồ đều mang ý nghĩa riêng nên việc ganh tỵ đòi mua những món đồ giống bạn bè là không tốt.

Bé bắt đầu sợ những con vật nhất định và bóng tối

Nếu như giai đoạn trẻ từ 1 – 3 tuổi là thời điểm bé muốn tìm hiểu mỗi thứ và rất thích thú với điều này. Mỗi con vật bé gặp đều tạo hứng thú riêng cho bé, thì giai đoạn bé từ 3 – 6 tuổi sẽ bắt đầu xuất hiện cảm giác sợ những con vật nhất định, đặc biệt là sợ bóng tối.

Đây được xem là một đặc điểm tâm lý của trẻ từ 3 6 tuổi bình thường. Theo khoa học, mỗi nỗi sợ của con người đều là hội chứng tâm lý. Ví dụ như: Nỗi sợ bóng tối (hội chứng Nyctophobia), hội chứng sợ nhện (Arachnophobia), hội chứng sợ rắn (Ophidiophobia), hội chứng sợ chó (Cynophobia) chuột (Musophobia hay Murophobia). Để khắc phục các hội chứng này, bố mẹ cần xác định bé đang sợ con vật nào để có cách điều trị hợp lý. 

Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến bé hình thành những nỗi sợ này chính là do người lớn thường hù dọa từ nhỏ nên cách khắc phục là trấn an trẻ từ từ. Bên cạnh đó, để khắc phục nỗi sợ bóng tối bố mẹ có thể cho trẻ ngủ riêng hay để bé làm quen với những động vậy mà bé sợ. Dần dần bé sẽ yêu thích và thích chơi với những con vật đó. Tuy nhiên, không nên ép buộc trẻ phải khắc phục nỗi sợ. 

Bé bắt đầu sợ những con vật và bóng tối

Đặc điểm tâm lý của trẻ từ 3 6 tuổi: Bé hình thành tính cách ích kỷ

Khi trẻ đến giai đoạn 3 – 6 tuổi, bố mẹ không nên quá bất ngờ khi trẻ xuất hiện tính ích kỷ. Điều này lý giải vì nhận thức của trẻ đã bắt đầu hiểu được sở hữu cá nhân nên bé sẽ ích kỷ hơn so với các nhóm tuổi khác. Bé đã dần biết được đâu là món đồ chơi của riêng mình, đâu là phần quà bánh bố mẹ mua cho mình… Nên bé thường sẽ không chia sẻ với người khác, thậm chí là người thân trong gia đình.

Tâm lý này có hai mặt ý nghĩa. Đầu tiên về mặt tích cực, trẻ đã bắt đầu hiểu hơn về cách bảo quản đồ cá nhân và có lòng tự trọng. Về mặt tiêu cực, sự ích kỷ nếu không được kìm nén sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách sau này của bé. Khiến bé trở thành người tham lam, hẹp hòi… Vì vậy, khi thấy đặc điểm tâm lý của trẻ từ 3 6 tuổi này xuất hiện các bạn nên chấn chỉnh ngay để bé không bị bạn bè xa lánh hay chê cười.

Bé không nghe lời bố mẹ

Đây không chỉ là đặc điểm tâm lý của trẻ từ 3 6 tuổi mà ngay cả ở bất kỳ độ tuổi nào trẻ cũng xuất hiện tình bướng bỉnh. Lúc này, vì mong muốn thể hiện cái tôi cá nhân nên bé sẽ không làm theo bất kỳ lời nói nào của bố mẹ. Thậm chí nhiều bé được nuông chiều từ nhỏ thậm chí còn cãi lại bố mẹ vì bảo vệ quan điểm cá nhân. 

Về mặt tích cực có thể thấy rằng, bé đã dần hình thành cái tôi và biết bảo vệ chúng. Điều này rất cần để trẻ phát triển toàn diện sau này. Tuy nhiên, bướng bỉnh không “điểm dừng” chính là tính cách khiến bố mẹ khó hiểu được tâm lý của con trẻ. Bố mẹ nên điều chỉnh trẻ càng sớm càng tốt. Nên hướng dẫn bé biết dùng cái tôi đúng lúc và bảo vệ quan điểm có chừng mực.

Sự tưởng tượng “bay cao”

Ở giai đoạn trẻ từ 1 – 3 tuổi, trí tưởng tượng của bé hình thành rất nhanh và không có “điểm dừng”. Đến giai đoạn từ 3 – 6 tuổi, trẻ dần phát triển sự tưởng tượng này một cách nhanh hơn. Đặc biệt là những kỹ năng về ngôn ngữ, diễn tả cơ thể… đều được bé thể hiện rất tốt. Vì vậy, tâm lý của trẻ lúc này là mong muốn sự thấu hiểu và cần lời giải đáp của bố mẹ về những thắc mắc hàng ngày. 

Lúc này bố mẹ nên tận dụng sự tưởng tượng phong phú của trẻ để phát triển kỹ năng mềm cũng như sở thích của trẻ. Bên cạnh đó, nhận thức về cái ác và cái thiện cũng dần rõ hơn nên việc dạy trẻ những phẩm chất đạo đức tốt ở giai đoạn 3 – 6 tuổi là rất cần thiết.

Bí có sự tưởng tượng “bay cao”

Mỗi giai đoạn trẻ đều có những phát triển khác nhau về mặt tâm lý. Hy vọng với những thông tin trên đây, các bạn sẽ hiểu hơn về đặc điểm tâm lý của trẻ từ 3 6 tuổi. Từ đó, bố mẹ sẽ cân nhắc được cách dạy trẻ đúng cách để hành trang vào đời của trẻ đủ đầy hơn.

Bài viết liên quan