Mẹ&Con - Mặc dù đã được các chuyên sức khỏe cảnh báo rằng nâng ngực hoàn toàn không tốt, nhưng mỗi năm vẫn có hàng triệu phụ nữ trên khắp thế giới tiến hành phẫu thuật nâng ngực vì vô vàn lý do. Ảnh bác sĩ vỗ về bé gái trước khi phẫu thuật gây sốt mạng Phẫu thuật ngực khiến bà mẹ trẻ tử vong Tuyệt chiêu giữ gìn bầu ngực trong thai kỳ

Cấy ghép ngực hay còn gọi là phẫu thuật nâng ngực là quá trình chèn ép vật nhân tạo vào trong bầu ngực, thông qua một cuộc phẫu thuật để tăng cường vẻ đẹp hình dạng, kích thước của ngực. Đối tượng phẫu thuật nâng ngực rất đa dạng, từ những phụ nữ “xập xệ” do sinh đẻ nhiều, những người bẩm sinh có bầu ngực nhỏ hay chỉ đơn giản là những người… thích sở hữu bầu ngực đầy đặn mà thôi.

Nâng ngực có an toàn không? Tác dụng phụ thường gặp nhất khi nâng ngực là gì?

Mặc dù đã được các chuyên y tế cảnh báo nâng ngực hoàn toàn không tốt, nhưng mỗi năm vẫn có vô vàn phụ nữ trên khắp thế giới tiến hành phẫu thuật nâng ngực.

Tác dụng phụ thường gặp nhất khi nâng ngực bao gồm: đau vú, nhiễm trùng, tê ở núm vú, rò rỉ hoặc thậm chí là hoại tử ngực. Ngoài ra, còn một số căn bệnh tưởng chừng không liên quan cũng được liệt kê vào danh sách này, cụ thể như: đau cổ, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi.

Đã ai nói với bạn về những rủi ro khi nâng ngực chưa? 5

Gần 35% phụ nữ đã từng nâng ngực trong 2 – 3 năm đầu tiên có thể phải “sửa chữa” lại bầu ngực do đau, cứng, nhiễm trùng hoặc biến chứng khác. 25% phụ nữ nâng ngực đã hối hận và tiến hành loại bỏ “vật thể lạ” trong bầu ngực của mình do biến chứng và mối nguy hại đang đe dọa sức khỏe của họ. Chưa kể, trong quá trình gây mê, còn có rất nhiều rủi ro không thể lường trước được.

Ở một số phụ nữ, núm vú có thể mất độ nhạy cảm tự nhiên hoặc trở nên “siêu nhạy cảm” sau phẫu thuật. Điều này khiến quan hệ vợ chồng trở nên khó khăn. Tuy về hình thức “hàng giả” ăn đứt “hàng thật”, nhưng cảm giác chắc chắn sẽ thể nào so sánh được.

Những mô sẹo hình thành xung quanh ngực sau phẫu thuật, đó là một biến chứng gọi là nang co. Tuy không phải ai cũng rơi vào trường hợp này nhưng bạn vẫn cần biết cảm giác đau đớn, khó chịu mà chúng mang lại.

Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng, phẫu thuật nâng ngực dễ bị nấm mốc, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Nếu “vật thể lạ” cấy ghép vào bầu ngực bị vỡ, rất có thể tất cả các chất độc hại của chúng sẽ ngấm vào cơ thể, gây hại cho sức khỏe.

Đã ai nói với bạn về những rủi ro khi nâng ngực chưa? 6

Khi nhắc đến silicon trong việc cấy ghép, người ta không thể không nói đến trong một số trường hợp silicon bị rò rỉ, ngấm vào các hạch bạch huyết. Điều này làm tăng hàng loạt nguy cơ: phổi xơ hóa, viêm da, viêm tuyến giáp hashimoto, bệnh kết mô hỗn hợp, đau đa cơ…

Ngoài tất cả các rủi ro trên, dạng phẫu thuật này còn khiến phái nữ dễ mắc bệnh ung thư vú, nhưng lại gây trở ngại trong việc phát hiện ung thư vú kịp thời. Bên cạnh đó, những người đã từng phẫu thuật nâng ngực cũng khó khăn trong việc cho con bú.

Với vô vàn tác hại kể trên, liệu bạn còn nuôi ý định phẫu thuật nâng ngực nữa không?

Tags:

Bài viết liên quan