Mẹ&Con - Mộc nhĩ đen còn gọi là nấm tai mèo hay mộc nhĩ, có tên khoa học là Auricularia, thường mọc trên cây gỗ mục ẩm ướt, hình nấm giống tai người vì vậy gọi là mộc nhĩ (tai của gỗ). Mộc nhĩ đen vừa được dùng để chế biến thức ăn, vừa có tác dụng chữa bệnh rất hữu ích. Nguyên nhân bất ngờ gây tiểu đường ở người Việt Những tác dụng tuyệt vời của lá chua me đất 7 công dụng tuyệt vời từ quả Hồng xiêm

Theo Đông y, nấm mèo vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận. Tác dụng làm mát máu, làm ngừng chảy máu do va đập, bị thương. Chữa trị các bệnh trường phong hạ huyết, nhuận táo, lợi trường vị, lỵ ra máu, đái dắt, đái ra máu, trị lở, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết.

cong-dung-chua-benh-bat-ngo-tu-moc-nhi-den

Nấm mèo là thức ăn, vị thuốc bổ dưỡng cho người khí huyết suy kém và chữa trị được nhiều bệnh nan y về tim mạch. Liều dùng mỗi ngày từ 15 đến 20g bằng hình thức: Xào, nấu, sắc nước hoặc nghiền nhỏ uống.

Ăn nấm mèo sẽ giúp ngăn chặn được bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu ở người tăng huyết áp, hạn chế tai biến nhồi máu cơ tim; nấm mèo giúp máu lưu thông toàn thân, đưa máu lên não đầy đủ hơn nên duy trì trí nhớ tốt.

cong-dung-chua-benh-bat-ngo-tu-moc-nhi-den

Nấm mèo giúp giảm cholesterol trong gan và huyết thanh động vật, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ ở thành động mạch và sự hình thành huyết khối do xơ vữa động mạch.

 

Làn da bạn sẽ trở nên hồng hào, tươi sáng, mịn màng hơn nếu thường xuyên sử dụng mộc nhĩ trong các món ăn.

Nấm mèo còn giúp ngăn ngừa hiện tượng đông máu, chiết xuất Polysaccharide trong mộc nhĩ đen ức chế sự kết dính tiểu cầu và tăng thời gian đông máu trong ống nghiệm và trong cơ thể sống.

Những người mắc bệnh sỏi thận, sỏi mật hoặc sỏi bàng quang, những người làm việc trong môi trường độc hại, nhiều khói bụi như công trường xây dựng, mỏ than, nhà máy xi măng… nên thường xuyên sử dụng nấm mèo trong khẩu phần ăn hàng ngày.

cong-dung-chua-benh-bat-ngo-tu-moc-nhi-den

Các món ăn có thông thường có thể được chế biến từ nấm mèo: Cháo mộc nhĩ (tốt cho người bị suy nhược thần kinh, thiếu máu); Canh măng, mộc nhĩ (tiêu mỡ bụng, chống béo phì); Thịt lợn xào mộc nhĩ (Điều hòa kinh nguyệt)…..

LƯU Ý

 

Tuyệt đối không ngâm nấm mèo khô bằng nước nóng mà phải ngâm bằng nước lạnh, không được ăn nấm mèo tươi.

 

Không nên sử dụng nấm mèo cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, cũng như những người có ý định sinh con.

Tags:

Bài viết liên quan