Mẹ và Con - Ăn mặn gây nên nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu “kiêng” muối triệt để cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ đối mặt với hàng loạt những vấn đề về sức khỏe, Vậy có nên nêm muối cho bé ăn dặm?

Tạp chí Mẹ và Con tin rằng bất kỳ mẹ nào cũng nắm rất rõ thông tin ăn mặn không tốt cho thận, xương, tim mạch… của trẻ. Nhưng có rất ít mẹ biết, nếu thiếu muối, trẻ cũng dễ gặp rất nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy có nên nêm muối cho bé ăn dặm và liều lượng như thế nào là an toàn?

Vai trò của muối với cơ thể

Muối ăn có công thức hóa học là NaCl, với Natri chiếm 39% và Clorua chiếm 61%. Khi được hấp thu vào cơ thể, chúng sẽ tách thành ion Natri (Na) và ion Clorua (Cl). Trong đó, Natri là một trong những chất điện giải quan trọng đóng vai trò vận hành cơ thể.

Xem thêm: Cho trẻ ăn bao nhiêu muối là đủ

Điển hình nhất chính là Na có khả năng cân bằng thể dịch, đảm bảo cho các tế bào hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, Na còn giúp duy trì áp lực thẩm thấu, giữ cho lượng nước bên trong, ngoài tế bào và trong lòng mạch máu luôn ổn định.

Ngoài ra, Na còn giúp duy trì điện thế tế bào, dẫn truyền xung động thần kinh, kích thích sự co cơ của con người.

có nên nêm muối cho bé ăn dặm
Có nên nêm muối cho bé ăn dặm

Trong khi đó, ion Clorua có vai trò tham gia vào quá trình phân phối nước, đảm bảo sự cân bằng kiềm toan, sản sinh ra axít dạ dày, kích hoạt enzym amylase… giúp cho các hoạt động của cơ thể luôn trơn tru, liền mạch.

Vì lẽ đó, việc “cắt đứt” nguồn cung cấp Na cho cơ thể bằng cách không cho trẻ ăn muối là nguyên nhân khiến cho trẻ bị thiếu muối, dẫn đến rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe và sự phát triển về sau này. Đó là câu trả lời cho băn khoăn có nên nêm muối cho bé ăn dặm của mẹ.

Có nên nêm muối cho bé ăn dặm và tác hại khi thiếu muối

Nhiều người cho rằng, muối là nguyên nhân khiến cho thận chịu nhiều áp lực nên không bao giờ cho muối hay bất kỳ các loại gia vị nào vào thức ăn cho trẻ. Chính vì quan niệm sai lầm mà bạn có thể khiến trẻ đối mặt với những nguy hiểm sau đây:

Phù não

Như Mẹ và Con đã đề cập ở trên, Na có khả năng duy trì áp lực thẩm thấu bên trong và ngoài tế bào, đồng thời cả trong lòng mạch máu. Cho nên, nếu mẹ cho trẻ ăn quá nhạt, thậm chí là không có muối trong quá trình ăn dặm thì máu sẽ không hấp thu đủ lượng muối cần thiết.

Điều này khiến cho thể tích máu trong cơ thể giảm. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho huyết áp giảm, gây ảnh hưởng đến chức năng của não, cụ thể là phù não vì não rất có mối quan hệ mật thiết với huyết áp.

Ở mức độ nhẹ, trẻ sẽ thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ, chán ăn. Nặng hơn một chút, trẻ sẽ bị biếng ăn nặng, mạch yếu, nhịp tim nhanh, phản xạ chậm chạp. Cuối cùng, trẻ bị phù não do thiếu muối sẽ dễ bị lịm người khi ngủ, co giật, hôn mê. Nặng nhất là có thể dẫn đến tử vong.

Tổn thương thận

Mẹ thường nghĩ rằng chỉ có ăn nhiều muối thì mới khiến thận suy yếu do phải làm việc quá tải. Thực tế thì nhiều công trình nghiên cứu khoa học cũng chứng minh rằng ăn quá nhạt cũng khiến cho thận của bé chịu nhiều áp lực.

Nguyên nhân được giải thích là do tình trạng thiếu Natri khiến cho tuyến yên và tuyến thượng thận phải tăng cường hoạt động để duy trì lượng muối trong cơ thể để tăng thể tích máu. Chính vì vậy, điều này cũng khiến thận không được nghỉ ngơi nên bị suy giảm chức năng, thậm chí là bị tổn thương do phải làm việc liên tục.

tác hại khi thiếu muối ở trẻ

Tăng huyết áp

Bạn thường gán ghép cho muối “tội” làm tăng huyết áp, nếu chúng ta nạp vào quá mức cần thiết cho cơ thể. Thế nhưng, chắc chắn bạn không biết rằng chính sự sai lầm trong việc bắt trẻ “cai” muối hoàn toàn cũng khiến cho huyết áp của trẻ tăng lên.

Theo các nhà nghiên cứu, giải thích cho điều này chính là do khi thiếu muối, cơ thể trẻ bị giảm chất lượng lỏng làm cho hoạt tính của hệ thần kinh giao cảm và hệ thống renin – angiotensin tăng lên làm cho trẻ bị cao huyết áp. Vì thế, bạn đừng nghĩ rằng chỉ có dùng nhiều muối mới bị cao huyết áp nữa nhé.

Chậm biết đứng, đi

Chế độ ăn thiếu muối cũng mang đến những hệ quả không lường cho các khớp xương. Cụ thể là các nhóm cơ bị yếu và mỏi. Thậm chí, tình trạng này còn có thể gây nên những chấn thương về cơ, khiến cho trẻ vận động kém linh hoạt cũng như chậm biết đứng, đi như bạn bè cùng độ tuổi.

Giải thích cho thắc mắc có nên nêm muối cho bé ăn dặm, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, có khoảng ¼ lượng muối trong cơ thể được lưu trữ tại xương. Khi bé bị thiếu muối, nước sẽ rút bớt Natri từ xương và ngoài để duy trì lượng muối.

Việc này làm mất cân bằng khoáng chất trong xương, dẫn đến tình trạng xương yếu khiến cho trẻ không thể vận động một cách thoải mái được.

Trẻ ăn bao nhiêu muối là đủ 

Liên quan đến câu hỏi có nên nêm muối cho bé ăn dặm, câu trả lời là tùy theo độ tuổi, lượng muối trẻ cần mỗi ngày sẽ khác nhau. Với trẻ trong độ tuổi ăn dặm, mẹ cần tuân thủ yêu cầu:

Đúng liều lượng

Đúng là thiếu muối sẽ gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe của trẻ như chúng tôi đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn có thể cho trẻ dùng muối bao nhiêu tùy thích. Tốt nhất vẫn là cho trẻ dùng đúng liều lượng theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng theo từng độ tuổi.

Với trẻ trong độ tuổi ăn dặm từ 6 tháng trở lên, khi chế biến thức ăn cho trẻ mẹ nên chú ý đến lượng muối có sẵn trong các loại thực phẩm để chế biến sao cho phù hợp. Nếu dùng bột pha sẵn, mẹ không nên thêm bất kỳ gia vị nào, vì chúng đã được cân đối trong quá trình sản xuất.

Tham khảo: Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi chậm tăng cân

Nếu mẹ tự chế biến bột hay cháo cho bé, có thể nêm nếm một ít gia vị để bé ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, khi nêm bạn nên nhớ rằng lượng muối tối đa trẻ cần cho một ngày chỉ là 1 gam, nên mỗi bát bột hay cháo cần rất ít muối, với nước mắm thì 1-2 giọt là đủ.

Tận dụng lượng muối có sẵn

Ở hầu hết các loại thức ăn trẻ được cung cấp trong giai đoạn này như sữa, bột, rau củ quả, thịt, cá… đều có một lượng muối nhất định. Vì thế, bạn nên tận dụng lượng Natri tự nhiên này và không cần thêm các loại gia vị vào như khẩu vị của mình. Bởi khi bạn cảm thấy ăn vừa miệng thì cũng đồng nghĩa với việc trẻ ăn mặn.

Trẻ ăn bao nhiêu muối là đủ

Kiểm soát hàm lượng muối

Với thực phẩm công nghiệp, không được chế biến trực tiếp tại nhà, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát hàm lượng muối bằng cách đọc kỹ thành phần sản phẩm, giá trị dinh dưỡng. Bởi lẽ, việc bạn nếm thử và tin rằng chúng vừa miệng chưa hẳn là chính xác và tốt nhất cho trẻ, kể cả khi thực phẩm đó có vị vừa ăn.

Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn

Một số mẹ vì nhiều lý do đã không thể tự chế biến thức ăn cho trẻ tại nhà mà mua sẵn ở các cơ sở chế biến bên ngoài. Điều này khá nguy hiểm cho trẻ khi nhãn mác không ghi thông tin về hàm lượng dinh dưỡng hoặc có ghi thông tin nhưng không chính xác.

Từ đó, mẹ khó có thể kiểm soát được số lượng muối con đã nạp vào là nhiều hay ít và có đảm bảo cho cơ thể đang phát triển của trẻ hay không.

Vài lưu ý liên quan đến “có nên nêm muối cho bé ăn dặm”

Rối loạn do thiếu iốt ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của trẻ như làm chậm phát triển trí tuệ, giảm khả năng học tập, bệnh tuyến giáp… Vì thế, mẹ nên dùng các loại muối có bổ sung I-ốt để bảo vệ sức khỏe bé yêu.

Lượng muối trẻ cần

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: < 1gam/ngày
  • Trẻ từ 6 tháng – 12 tháng tuổi: 1 gam/ngày
  • Trẻ trên 1 tuổi: 2 gam/ngày
  • Với trẻ nhũ nhi, lượng muối trong sữa mẹ và sữa công thức đã đủ nhu cầu về muối cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Vậy là thắc mắc có nên nêm muối cho bé ăn dặm của mẹ đã được tháo gỡ. Mẹ nên chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý để bé yêu có thể phát triển toàn diện trong tương lai nhé! 

Bài viết liên quan