Mẹ và Con - Chứng rối loạn lo âu chia ly ở trẻ nhỏ là gì? Và nó có thực sự nguy hiểm đến sức khỏe tinh thần của bé? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới. 

Theo các chuyên gia tâm lý học, chứng rối loạn lo âu chia ly ở trẻ em là nỗi sợ khi phải chia xa cha mẹ, anh chị em, người thân trong gia đình…Hội chứng này thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 8 – 12 tháng, và sẽ thường biến mất khi trẻ tròn 2 tuổi.

Thế nào là chứng rối loạn lo âu chia ly?

Hội chứng rối loạn lo âu chia ly có thể gặp ở người lớn lẫn trẻ nhỏ. Nó là nỗi sợ hãi khi phải rời xa bố mẹ, rời xa những người thân đã có thời gian gắn bó lâu dài.

Theo nhận định từ các chuyên gia, rối loạn lo âu chia ly là tình trạng khá phổ biến, thường diễn ra trong giai đoạn phát triển của trẻ. Cụ thể là ở những trẻ có độ tuổi từ 8-12 tháng tuổi.

rối loạn lo âu trẻ em

Những biểu hiện của chứng rối loạn lo âu chia ly là gì ?

  • Lo lắng, buồn bã quá mức khi phải rời xa bố mẹ, anh chị, người thân
  • Không muốn ở một mình, không muốn đi học, không muốn xa gia đình 
  • Thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, choáng váng, đau bụng, đau dạ dày và các triệu chứng giống như bệnh cảm cúm.
  • Đối với những trẻ lớn, thanh thiếu niên, biểu hiện của chứng lo âu chia ly còn có liên quan đến tim mạch và hô hấp như: Hồi hộp, dau ngực, cảm thấy nghẹt thở…khi tách khỏi cha mẹ, người thân. 
  • Khó ngủ, không chịu đi ngủ khi không có bố mẹ ở bên cạnh; không thể ngủ khi xa nhà.
  • Thường xuyên gặp ác mộng về sự chia cắt. 
  • Đái dầm. 
  • Thường xuyên nóng giận, dễ cáu gắt và hay nài nỉ.
chứng rối loạn lo âu chia ly
Chứng rối loạn lo âu chia ly

Rối loạn lo âu nguyên nhân do đâu? 

Theo các chuyên gia, chứng lo âu chia ly là một giai đoạn thường gặp trong sự phát triển của phần lớn các trẻ sơ sinh. Tùy vào tình trạng cụ thể mà chứng rối loạn lo âu chia ly này kết thúc khi trẻ khoảng 2 tuổi. 

Lúc này, trẻ nhỏ bắt đầu biết đi, và bắt đầu hiểu rằng bố mẹ vẫn ở gần dù cho bé không nhìn thấy.

Đôi khi, hội chứng rối loạn lo âu chia ly có thể xuất hiện do căng thẳng trong cuộc sống, chia tay người thân. Bên cạnh đó, di truyền cũng được xem là yếu tố đóng một vai trò trong việc phát triển các rối loạn.

Nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu chia ly

Để khắc phục tình trạng rối loạn lo âu chia ly, bạn cần hiểu rõ những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lo âu chia ly. 

Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố nguy cơ gây rối loạn lo âu chia ly, nổi bật trong số đó có thể kể đến như: 

  • Gia đình có tiền sử rối loạn trầm cảm, hay lo lắng 
  • Trẻ có tính cách nhút nhát, rụt rè
  • Được bố mẹ bảo vệ quá mức
  • Không có sự tương tác giữa con cái với cha mẹ
  • Bé trải qua một sự kiện lớn trong đời như cha mẹ ly hôn, người thân qua đời

Rối loạn lo âu nguyên nhân do đâu

Cách điều trị hội chứng rối loạn lo âu ở trẻ em

Hiện nay, các liệu pháp tâm lý được xem là có khả năng điều trị hiệu quả và mang tính lâu dài. Các biện pháp này có vai trò đổi nhận thức, giúp bệnh nhân có khả năng ứng phó với lo âu một cách chủ động và tích cực hơn. 

Bên cạnh đó, chứng rối loạn lo âu chia ly cũng có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc. Theo đó, điều trị thuốc khi lo âu nặng có khả năng làm giảm các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật, cũng như các triệu chứng cơ thể ở giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, khi điều trị rối loạn lo âu chia ly bằng thuốc phải có sự chỉ định của bác sĩ để không gây tác dụng phụ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. 

điều trị hội chứng rối loạn lo âu ở trẻ em

Ngoài ra, việc điều trị chứng rối loạn lo âu chia ly còn thông qua các liệu pháp điều trị hỗ trợ như: Bổ sung các loại vitamin cần thiết, các yếu tố vi lượng có lợi cho sức khỏe nói chung như magie, canxi…Cùng với đó là kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ điều độ và đúng giờ. Điều này có vai trò giảm căng thẳng, hạn chế gặp phải tình trạng rối loạn lo âu chia ly. 

Thông qua bài viết này, hy vọng bố mẹ đã có cái nhìn toàn cảnh hơn về chứng rối loạn lo âu chia ly và từ đó có cách can thiệp kịp thời, phù hợp để bảo vệ sức khỏe tinh thần của trẻ.  

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.